Quả dại ở Việt Nam mọc đầy, từng chỉ để gia súc ăn, nay gần 200.000đ/kg cũng khó mua

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Loại quả này thường bị nhầm là quả thanh mai bởi hình dáng có nhiều nét tương đồng.

Nếu bạn sinh sống ở một số vùng miền núi phía Bắc nước ta, chắc chắn bạn đã từng ít nhất một lần bắt gặp loài cây dại nở hoa đỏ rực, bắt mắt này.

Đây là cây dướng - một loại cây có nhiều giá trị về kinh tế ở Việt Nam. Quả dướng khi còn non có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đỏ cam với vẻ ngoài rất giống quả thanh mai, vì vậy khiến không ít người bị nhầm lẫn.

Quả dại ở Việt Nam mọc đầy, từng chỉ để gia súc ăn, nay gần 200.000đ/kg cũng khó mua - 1

Khác với thanh mai vốn có vị chua đặc trưng, quả dướng có vị ngọt dễ ăn chứ không hề chua. Đây cũng được coi là món quà vặt “0 đồng” được trẻ em miền núi yêu thích. Tuy nhiên khi ăn, bạn phải lưu ý nhặt bỏ phần gai trên quả. 

Quả dại ở Việt Nam mọc đầy, từng chỉ để gia súc ăn, nay gần 200.000đ/kg cũng khó mua - 2

Ở trong rừng, cây dướng rất dễ nhận biết khi nở những chùm hoa đỏ cam rực rỡ. Mùa hoa rơi vào tháng 5-6 hàng năm, mùa quả thu hoạch vào các tháng 8-11. 

Đặc biệt, quả dướng có tác dụng lợi tiểu, bổ mắt, chữa dạ dày. Quả được dùng để điều trị liệt dương và rối loạn nhãn khoa. Ngoài ra, các bộ phận khác của cây cũng được tận dụng nhiều trong y học cổ truyền phương Đông.

Quả dại ở Việt Nam mọc đầy, từng chỉ để gia súc ăn, nay gần 200.000đ/kg cũng khó mua - 3

Tất cả các bộ phận của cây dướng đều có thể sử dụng làm thuốc, bao gồm lá, quả, vỏ thân cành và vỏ rễ. Mỗi bộ phận có những đặc tính và công dụng riêng biệt:

Vỏ rễ có vị ngọt, tính bình. Lá dướng có vị ngọt nhạt, tính hàn, điều trị bệnh tả, cầm máu. Quả có vị ngọt, tính hàn.

Cụ thể, cây dướng có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể đào thải nước dư thừa, giảm phù nề. Đồng thời, nó còn có khả năng bổ máu, kích thích sản sinh hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Hơn nữa, cây dướng còn có tác dụng ức chế phù nề, giảm sưng tấy do tích tụ dịch trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cành, lá và rễ khô của cây dướng được sử dụng cho các mục đích chữa bệnh khác nhau. Chẳng hạn như điều chế thuốc lợi tiểu, thuốc bổ và ức chế phù nề, chống viêm, chống hen, chống oxy hóa, chống ung thư, chống vi khuẩn, chống ngưng tập tiểu cầu…

Quả dại ở Việt Nam mọc đầy, từng chỉ để gia súc ăn, nay gần 200.000đ/kg cũng khó mua - 4

Tại Trung Quốc, cây dướng còn có tên gọi khác là “chử đào tử”. Trong y học cổ truyền của nước này, quả dướng còn được mệnh danh là “quả bổ thận” nhờ sở hữu nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. 

Giá quả dướng ở Trung Quốc có thể lên đến 60 NDT/kg, tương đương 195.000đ/kg. Dù vậy, chúng vẫn khá hiếm trên thị trường nước này, bất chấp việc cây dướng mọc rất nhiều ở các vùng nông thôn Trung Quốc. Không có nhiều người về nông thôn tìm mua chúng. Và những nông dân nước này nếu có trồng cây dướng thì mục đích chủ yếu là để làm thức ăn cho gia súc.

Nguồn: [Link nguồn]

Mang dáng vóc to lớn và dữ tợn, loài ngỗng này được còn có biệt danh là “chúa sơn lâm”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Nguyễn (Theo baijiahao) ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN