Nhặt điện thoại, đòi 5 triệu tiền chuộc, không được liền ném xuống suối
Chuyện hy hữu xảy ra tại một khu du lịch ở Hàng Châu, khi du khách làm rơi điện thoại xuống suối và bị người dân địa phương đòi tiền chuộc với giá “cắt cổ”.
Du khách “khóc thét” vì bị đòi chuộc điện thoại với giá “cắt cổ”
Mới đây, một du khách tại khu du lịch chèo bè Ya Lu, Dong Lu, Hàng Châu (Trung Quốc) đã bị đòi 1.500 NDT tiền chuộc điện thoại, sau khi lỡ tay làm rơi nó xuống suối.
Ảnh: Ziniu News
Cụ thể, vào ngày 6/7, sau khi xảy ra tai nạn làm rơi điện thoại, họ đã tìm thấy một quầy hàng trong khu du lịch và xác nhận rằng một người dân địa phương đã vớt được điện thoại. Tuy nhiên, người này yêu cầu được nhận 1.500 NDT (5,3 triệu đồng) phí “lao động vất vả” mới trả lại điện thoại.
Sau đó, do hai bên không thương lượng được về khoản phí này, người đàn ông đã ném thẳng điện thoại trở lại chỗ cũ và nói với du khách rằng “có giỏi thì tự vớt đi". Vì việc tìm kiếm sau đó không thành công, du khách này đã quyết định gọi cảnh sát đến đưa người đàn ông kia đi.
Vị du khách kém may mắn tiết lộ thêm, khi mực nước ở khu vực chèo bè rút xuống, một người phụ nữ sống ở đó lại nhặt được và yêu cầu trả tiền công. Ban đầu, du khách dự định trả 400 NDT (1,4 triệu đồng) nhưng người phụ nữ đòi gấp đôi. Sau khi cảnh sát can thiệp và liên lạc, người này mới trả lại điện thoại.
Sau điều tra của Cục Công an địa phương, đối tượng ném điện thoại xuống nước sau khi đòi tiền chuộc bất thành tên là Fang, 49 tuổi, từng có tiền án. Dù biết rằng lòng suối có nhiều đá cứng, việc ném điện thoại có thể gây hỏng máy, người này vẫn ném xuống. Fang sau đó đã bị xử phạt giam giữ hành chính trong 7 ngày.
Chen - giám đốc khu du lịch Ya Lu cho biết, mặc dù họ luôn nhắc nhở du khách không mang theo điện thoại nhưng một số người vẫn mang theo, dẫn đến tình trạng điện thoại thường xuyên bị rơi xuống sông, suối khi họ chèo bè. Dân làng sống gần đó thường nhặt được điện thoại do du khách làm rơi và đòi tiền thưởng, từ vài trăm cho đến hơn 1.000 NDT (tương đương từ 1 triệu đến vài triệu đồng).
Ảnh minh họa
Giám đốc Chen cho biết thêm, sau sự cố, khu du lịch này đã tăng cường công tác quản lý. Hiện nay, quy định rõ ràng là người dân làng không được xuống sông, suối để cứu hộ trong giờ mở cửa của khu du lịch. Đồng thời, nơi này cũng cảnh báo, thông báo để ngăn người dân xuống sông, suối ngoài ra còn đặt các biển báo và thông báo an toàn tại nhiều địa điểm.
Về nhu cầu cứu hộ điện thoại bị rơi của du khách, giám đốc Chen cho biết họ sẽ bố trí nhân viên chuyên trách xử lý miễn phí. Ông cho biết, khu du lịch sẽ tích cực hợp tác cùng phía cảnh sát, cố gắng hết sức để quản lý và bảo vệ tình hình nhằm tránh lặp lại những sự việc tương tự.
“Sau 3 đêm bật điều hoà, công tơ điện mà nhà chủ lắp trước cửa phòng bất ngờ nhảy thêm 40 số, tôi hoảng quá phải mua thêm chiếc quạt nữa chứ không dám...
Nguồn: [Link nguồn]
-21/07/2025 13:52 PM (GMT+7)