Người dân ở Huế đội mưa rét chăm hoa Tết, lo thị trường bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Những ngày này, người dân trồng hoa ở Huế đội mưa rét, tất bật ra đồng để chăm sóc, chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán. Nhọc nhằm làm việc, họ cũng bày tỏ sự lo lắng thị trường tiêu thụ sẽ bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Ghi nhận của PV tại xã Phú Mậu (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) một trong những vùng trồng hoa nổi tiếng phục vụ cho thị trường hoa Tết ở Huế, người dân đang tất bật ra đồng để chăm sóc hoa.

Ghi nhận của PV tại xã Phú Mậu (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) một trong những vùng trồng hoa nổi tiếng phục vụ cho thị trường hoa Tết ở Huế, người dân đang tất bật ra đồng để chăm sóc hoa.

Tại thôn Thanh Vinh, những luống hoa cúc các loại, trong đó chủ yếu là cúc ruby đã được người dân xuống giống trồng gần 1 tháng nay.

Tại thôn Thanh Vinh, những luống hoa cúc các loại, trong đó chủ yếu là cúc ruby đã được người dân xuống giống trồng gần 1 tháng nay.

Hiện tại, người dân đang trong giai đoạn cắm nan, trồng dặm lại những cây bị hư hỏng.

Hiện tại, người dân đang trong giai đoạn cắm nan, trồng dặm lại những cây bị hư hỏng.

Nan làm bằng tre, được người dân chẻ dùng để cắm xuống các luống hoa, nhằm giúp hoa mọc thẳng.

Nan làm bằng tre, được người dân chẻ dùng để cắm xuống các luống hoa, nhằm giúp hoa mọc thẳng.

Hơn 20 năm làm nghề trồng hoa tại thôn Thanh Vinh, ông Lê Ngọc Chất cho hay, năm nay một phần do thời tiết không thuận lợi nên số hoa bị hư hỏng cũng khá nhiều. Đến thời điểm hiện tại nếu trồng mới để thay thế sẽ không kịp cho dịp Tết nên người dân chỉ tập trung chăm sóc cho số hoa còn lại. "Từ đây đến cuối năm nếu thời tiết thuận lợi, thị trường không bị ảnh hưởng thì sau khi trừ đi chi phí, người trồng hoa cũng hy vọng có thể thu về từ 50 đến 60 triệu đồng cho mỗi sào hoa", ông Chất chia sẻ.

Hơn 20 năm làm nghề trồng hoa tại thôn Thanh Vinh, ông Lê Ngọc Chất cho hay, năm nay một phần do thời tiết không thuận lợi nên số hoa bị hư hỏng cũng khá nhiều. Đến thời điểm hiện tại nếu trồng mới để thay thế sẽ không kịp cho dịp Tết nên người dân chỉ tập trung chăm sóc cho số hoa còn lại. "Từ đây đến cuối năm nếu thời tiết thuận lợi, thị trường không bị ảnh hưởng thì sau khi trừ đi chi phí, người trồng hoa cũng hy vọng có thể thu về từ 50 đến 60 triệu đồng cho mỗi sào hoa", ông Chất chia sẻ.

Không chỉ tại thôn Thanh Vinh, tại cánh đồng hoa ở thôn Tiên Nộn (xã Phú Mậu), người nông dân cũng đang tất bật ra đồng chăm sóc cho vụ hoa Tết Nguyên đán.

Không chỉ tại thôn Thanh Vinh, tại cánh đồng hoa ở thôn Tiên Nộn (xã Phú Mậu), người nông dân cũng đang tất bật ra đồng chăm sóc cho vụ hoa Tết Nguyên đán.

Để kịp thời vụ, người trồng hoa phải theo dõi thời tiết thường xuyên, chuẩn bị đất tốt, lên luống từ rất sớm. Do mưa lạnh kéo dài thời gian qua nên công việc trồng và chăm sóc hoa của người dân khá vất vả.

Để kịp thời vụ, người trồng hoa phải theo dõi thời tiết thường xuyên, chuẩn bị đất tốt, lên luống từ rất sớm. Do mưa lạnh kéo dài thời gian qua nên công việc trồng và chăm sóc hoa của người dân khá vất vả.

Một người dân cho hay: "Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 phức tạp nên năm nay chúng tôi không dám trồng nhiều, nếu gia đình không may phải cách ly do dịch thì ruộng hoa coi như bỏ vì không có người chăm sóc".

Một người dân cho hay: "Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 phức tạp nên năm nay chúng tôi không dám trồng nhiều, nếu gia đình không may phải cách ly do dịch thì ruộng hoa coi như bỏ vì không có người chăm sóc".

Dự kiến, khoảng từ ngày 23-27 tháng 12 âm lịch, người dân xã Phú Mậu sẽ bắt đầu thu hoạch, đưa hoa ra thị trường. Họ cũng bày tỏ sự lo lắng cho đầu ra của hoa năm nay khi mà dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang còn diễn biến phức tạp.

Dự kiến, khoảng từ ngày 23-27 tháng 12 âm lịch, người dân xã Phú Mậu sẽ bắt đầu thu hoạch, đưa hoa ra thị trường. Họ cũng bày tỏ sự lo lắng cho đầu ra của hoa năm nay khi mà dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang còn diễn biến phức tạp.

Theo người dân trồng hoa tại xã Phú Mậu, giống hoa cúc ruby được lấy từ Đà Lạt với giá khoảng 500 đồng/gốc. Thông thường được trồng từ 15 đến 17 nghìn gốc/sào. Tuy nhiên, năm nay do lo lắng dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc cũng như đầu ra nên người dân chỉ trồng 10 đến 11 nghìn gốc/sào.

Theo người dân trồng hoa tại xã Phú Mậu, giống hoa cúc ruby được lấy từ Đà Lạt với giá khoảng 500 đồng/gốc. Thông thường được trồng từ 15 đến 17 nghìn gốc/sào. Tuy nhiên, năm nay do lo lắng dịch bệnh COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến việc chăm sóc cũng như đầu ra nên người dân chỉ trồng 10 đến 11 nghìn gốc/sào.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất ngờt Top 10 xe hơi bán chạy trong tháng 11, có dòng đạt 3.400 xe

Thị trường xe ô tô trở nên sôi động vào những tháng cuối năm, trong đó nhiều mẫu xe có doanh số tăng trưởng ấn tượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Dũng ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN