Ngư dân Quảng Bình lao đao vì cá đặc sản xuất khẩu ùn ứ, phải bán giá "bèo"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Là loại cá đặc sản mang về hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho người dân xã biển Cảnh Dương. Nhưng thời gian gần đây do tình hình dịch COVID-19, việc xuất khẩu trở nên khó khăn, các không xuất bán được bị hư hỏng đành phải bán với giá "bèo" khiến ngư dân và tiểu thương khóc ròng.

Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu, trao đổi, mua bán hàng hóa. Nhiều ngư dân và tiểu thương tại tỉnh Quảng Bình cũng đang lao đao vì hải sản đánh bắt, thu mua được không thể xuất khẩu. Phần lớn bị ùn ứ, hư hỏng phải bán với giá "bèo" gây tổn thất kinh tế lớn.

Giá cá thấp, dù sản lượng cao vẫn lỗ nên nhiều thuyền đành phải nằm bờ, chủ thuyền thua lỗ, thuyền viên không có việc làm.

Giá cá thấp, dù sản lượng cao vẫn lỗ nên nhiều thuyền đành phải nằm bờ, chủ thuyền thua lỗ, thuyền viên không có việc làm.

Tại xã biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình), nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với việc đánh bắt cá hố xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. 

Thời gian trước, sau khi thu mua cá từ người dân, nhiều tiểu thương chở cá đến cửa khẩu Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) để xuất khẩu sang Trung Quốc với giá thành cao. Nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc xuất khẩu cá hố bị ngưng trệ khiến phần lớn cá bị hư hỏng. Các tiểu thương đành chở cá về ngược lại Quảng Bình, hầu hết cá được chở về từ cửa khẩu đã trong tình trạng thối rữa, bốc mùi. 

Để vớt vát vốn liếng, các tiểu thương đành chịu lỗ lớn để bán cá với giá phế phẩm cho người dân làm thức ăn chăn nuôi.

Cá hố là loại hải sản cho thu nhập cao, tại xã biển Cảnh Dương việc bán cá hố đã cho ngư dân khoản thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Cá hố là loại hải sản cho thu nhập cao, tại xã biển Cảnh Dương việc bán cá hố đã cho ngư dân khoản thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Khi việc xuất bán thủy, hải sản sang Trung Quốc còn thuận lơi, cá hố thường có giá dao động trên dưới 120.000đ/kg. Nhưng hiện nay, đặc sản này chỉ được bán với mức giá 5.000đ/kg.

"Trước đây, sau mỗi chuyến đi biển, cá hố sẽ bán với giá 120.000đ/kg và được xuất khẩu sang các nước lân cận, đặc biệt là Trung Quốc. Nhưng do dịch COVID-19 phía Trung Quốc không hoàn thành thủ tục cho mình sang để tiêu thụ khiến số lượng cá lớn thời gian bảo quản dẫn đến hư hỏng, giờ chỉ đành bán với giá chưa đến 5.000đ/kg để người dân mua làm thức ăn chăn nuôi", một tiểu thương tại xã Cảnh Dương cho biết.

Việc xuất khẩu cá hố qua Trung Quốc bị ngưng trệ khiến các tiểu thương phải chở cá về ngược lại Quảng Bình bán với giá cực thấp.

Việc xuất khẩu cá hố qua Trung Quốc bị ngưng trệ khiến các tiểu thương phải chở cá về ngược lại Quảng Bình bán với giá cực thấp.

Qua tìm hiểu, tại xã biển Cảnh Dương có khoảng 9 doanh nghiệp và cơ sở thu mua hải sản xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng chỉ có một kho đông lạnh chứa được 50 tấn. Điều này khiến số cá chưa xuất khẩu được sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng trên địa bàn, một số cơ sở không có nơi bảo quản sẽ bị hư hỏng khiến ngư dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh thua lỗ, phá sản.

Cùng với cái khó của tiểu thương, ngư dân cũng tiến vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" khi họ đã đầu tư khoản tiền lớn vào tàu đánh bắt, một số ngư dân phải vay mượn để đóng thuyền. Nếu không ra khơi bám biển sẽ không có nguồn thu để trả nợ, trả lương cho thuyền viên. Còn nếu bám biển, đánh bắt tốt nhưng giá cả vẫn ở mức thấp thì những chuyến biển bội thu vẫn gây thua lỗ.

"Giờ đi biển có bắt được nhiều cá mà giá cả thấp như vậy cũng sẽ lỗ. Đi cũng không được mà nghỉ biển cũng không xong", một chủ thuyền thở dài.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đồng Vinh Quang, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết, trên địa bàn có 648 tàu thuyền đánh cá với khoảng 4.000 lao động, ngư dân chủ yếu đánh bắt xa bờ, đặc biệt đánh bắt cá hố vì loài cá này có giá thành cao.

"Thời gian gần đây, ngư dân đánh bắt cá khó khăn kèm theo việc cá không được xuất khẩu gây nên tình trạng tồn đọng cá. Số cá không xuất khẩu bị hư hỏng nặng, nhiều người dân đành phải mua lại đặc sản của địa phương làm thứ ăn chăn nuôi khiến nhiều hộ thả neo, bỏ nghề bám biển. Trước tình trạng trên, chính quyền địa phương mong muốn các ban ngành quan tâm, hỗ trợ kinh phí xây dựng kho bảo quản để tháo bỏ vướng mắc", ông Quang cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Nắng như đổ lửa, chủ quán bán đồ giải khát nhận đơn tới tấp, thu tiền triệu mỗi ngày

Những ngày gần đây thời tiết liên tiếp nắng nóng kỷ lục tới hơn 40 độ C khiến những mặt hàng nước giải khát đắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hùng Trần ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN