Làm giàu ở nông thôn: Trồng có 128 cây bưởi đỏ thu 600 triệu đồng/năm

Sự kiện: Kinh Doanh

Nhờ trồng 2 giống bưởi đặc sản là bưởi đỏ, bưởi da xanh mà mỗi năm, hàng trăm hộ gia đình ở xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, Hòa Bình có thêm nguồn thu nhập ổn định, trong đó gia đình ông Dương Tất Tính trồng có 128 cây bưởi đỏ dự tính thu về 600 triệu đồng.

Liên kết trồng bưởi

Ông Dương Tất Tính – Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng bưởi xóm Tân Hương là một trong những người trồng bưởi đầu tiên và giỏi nhất ở xã Thanh Hối. Ông Tính dẫn chúng tôi tham quan khu vườn bưởi với diện tích 5.000m2 trồng 128 cây bưởi, cây nào cây nấy sum suê, xanh mướt, lúc lỉu quả. Nhiều cây sai quả quá, ông Tính phải dùng cọc tre để chống đỡ. Chỉ tay vào những quả bưởi to, vàng, mọng nước, ông Tính vui vẻ nói: “Dự tính, năm nay hơn 100 cây bưởi này cho sản lượng hơn 20.000 quả, gia đình tôi thu về ít nhất 600 triệu đồng”.

Làm giàu ở nông thôn: Trồng có 128 cây bưởi đỏ thu 600 triệu đồng/năm - 1

Từ trồng 2 giống bưởi quý: Bưởi đỏ và bưởi da xanh nhiều hộ dân xã Thanh Hối có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: Thu Hà

Thời gian tới, xã Thanh Hối sẽ tiếp tục phối hợp với các các ban ngành mở lớp tập huấn cho bà con nhân dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi, bảo quản sau thu hoạch nhằm phát triển vùng sản xuất hàng hóa bưởi Thanh Hối”.

Ông Bùi Văn Thao

Ông Tính bắt đầu trồng bưởi từ năm 2009 với số lượng hơn trăm cây, chủ yếu là bưởi đỏ và một ít bưởi da xanh. “Bưởi Tân Lạc chất lượng tốt, vỏ mỏng, nhiều nước, ngọt dịu, được thị trường ưa chuộng và chưa phải lo đầu ra. Hàng năm, vào vụ thu hoạch, thương lái đánh cả ôtô, xe tải tới tận vườn thu mua hết. Bưởi bắt đầu thu hoạch từ tiết thu tới áp Tết. Năm nay, giống bưởi chín sớm cũng bắt đầu đã có khách đến đặt hàng rồi. Năm ngoái, bưởi cháy hàng. Càng áp tết, giá bưởi tăng cao từ 30.000 - 50.000 đồng/quả”- ông Tính bộc bạch.

Theo ông Tính, xóm Tân Hương có 96 hộ, nhà nào cũng có bưởi. Nhà ít thì vài chục cây, nhà nhiều có cả trăm cây. Diện tích bưởi của xóm không dưới 50ha, trong đó có gần 10ha bước vào thời kỳ kinh doanh. Với mục đích cùng giúp nhau trồng bưởi, tháng 10.2015, ông Tính đã đứng lên tập hợp các hộ trồng bưởi liên kết thành lập Tổ hợp tác hợp trồng bưởi xóm Tân Hương để trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ sản phẩm bưởi.

Phát huy thế mạnh địa phương

Ông Bùi Văn Thao – Chủ tịch UBND xã Thanh Hối cho biết, xã Thanh Hối có 1.576 hộ, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 89%. Nhiều năm trước, cây bưởi đỏ và bưởi da xanh đã được một số hộ dân trong xã trồng ở quy mô nhỏ. Với thổ nhưỡng phù hợp, cây trồng này phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao nên việc trồng bưởi trên địa bàn xã ngày càng được mở rộng. Cụ thể, từ trước những năm 2012 cho đến năm 2013, diện tích trồng cây bưởi đỏ, bưởi da xanh xã có 17,3ha, trong đó tập trung ở các xóm Tân Hương I, xóm Bào, xóm Đông, xóm Nen và nằm rải rác ở các xóm trong xã.

Từ khi triển khai Nghị quyết số 10 ngày 10.7.2013 của huyện Tân Lạc về phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013-2020, cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ, người trồng bưởi ở Thanh Hối đã đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất chất lượng 2 giống bưởi đặc sản này.

Đến nay, tổng diện tích bưởi  của xã Thanh Hối là 236ha, được trồng ở tất cả các xóm. Trong đó, diện tích bưởi đang cho thu hoạch là 40ha. Bình quân sản lượng bưởi đạt: 90.000 quả thương phẩm/ha trở lên, trị giá sản xuất đạt trên 700 triệu/ha/năm. Ngoài thu nhập quả hiện nay xã Thanh Hối còn cung ứng giống cho thị trường trong và ngoài xã và được đảm bảo tiêu chuẩn giống có chất lượng với giá thành bình quân 50.000/cây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Hà (Dân Việt)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN