Hơn hai tuần sau bão số 3, giá rau xanh ở Hà Nội tăng gấp đôi

Sự kiện: Mưa lũ sau bão Yagi
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hơn hai tuần sau bão số 3, lượng rau củ quả tại chợ dân sinh ở Hà Nội đã phong phú hơn nhưng giá vẫn cao. 

Có mặt tại chợ Đồng Xa (Cầu Giấy, Hà Nội), chị Nguyễn Thanh mua được một mớ rau muống, hai hộp nấm đông cô, 2 quả bí đỏ. Chị Thanh cho biết những ngày gần đây đi chợ mua rau rất khó vì giá đắt đỏ còn hơn thịt cá.

Chị dẫn chứng, trước bão mỗi mớ rau muống chỉ khoảng 7.000 đến 10.000 đồng, giờ đây đã có giá 20.000-25.000 đồng/mớ, trong khi đó cá chép cũng chỉ 45.000 đồng/kg.

Hai tuần sau khi cơn bão số 3 - Yagi đi qua, lượng rau củ quả đã phong phú hơn nhưng giá rau xanh tại các chợ vẫn cao. Ảnh: MINH TRÚC

Hai tuần sau khi cơn bão số 3 - Yagi đi qua, lượng rau củ quả đã phong phú hơn nhưng giá rau xanh tại các chợ vẫn cao. Ảnh: MINH TRÚC

Bà Lê Bích Ngọc (quận Đống Đa) chia sẻ, sau bão giá rau xanh tăng chóng mặt, đặc biệt là rau gia vị. “Trước mua hành lá chỉ cần 2.000 đồng là mua được nhưng giờ mua 5.000 đồng người bán còn ngại bán cho khách”, bà Ngọc cho hay.

Theo chị Lý, tiểu thương chợ Đồng Xa (quận Cầu Giấy, sau khi bão đi qua, hôm nào giá rau xanh cũng tăng. Về nguyên nhân, chị Lý cho biết, mưa lớn khiến nước ngập sâu làm rau thối, dập nhiều nên sản lượng không nhiều, khiến giá rau xanh nhập vào đã cao. Tùy vào lượng rau thối, dập mà mỗi mặt hàng lại điều chỉnh một mức giá khác nhau để đổi công làm lãi.

“Giá cao quá nên sức mua cũng ít. Ngày thường, các kệ rau của tôi đều đầy ắp hàng nhưng nay cũng chỉ dám nhập một vài mặt hàng để bán duy trì”, chị Lý chia sẻ.

Bên cạnh rau xanh, giá heo hơi cũng tăng rất nhanh từ sau bão số 3. Giá thu mua tại Hà Nội đã chạm ngưỡng 70.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Ở các tỉnh thành còn lại, giá thịt heo hơi cũng điều chỉnh tăng 1.000-4.000 đồng/kg, lên khoảng 67.000-69.000 đồng/kg.

Mặc dù giá heo hơi tăng nhưng theo ghi nhận, giá thịt heo bán lẻ tại các chợ dân sinh vẫn giữ mức ở mức ổn định, chỉ một số loại ghi nhận mức tăng nhẹ từ 5.000-10.000 đồng/kg.

Giá rau xanh tại các siêu thị giữ mức ổn định do có nguồn cung ứng đa dạng. Ảnh: MINH TRÚC

Giá rau xanh tại các siêu thị giữ mức ổn định do có nguồn cung ứng đa dạng. Ảnh: MINH TRÚC

Còn tại hệ thống các siêu thị bán lẻ, nguồn cung hàng hóa thiết yếu vẫn cơ bản được đảm bảo. Các mặt hàng như rau củ, quả được siêu thị chủ động điều chuyển nguồn hàng từ các tỉnh phía Nam để đảm bảo nhu cầu của người dân.

Chị Linh Trang, quản lý một siêu thị mini trên phố Nguyễn Cơ Thạch (Hà Nội) cho biết, nguồn cung rau củ của hệ thống siêu thị được đặt từ các nhà cung ứng tại nhiều tỉnh thành nên khi miền Bắc bị ảnh hưởng bởi bão, nông sản ở các tỉnh thành khác sẽ được điều chuyển ra, làm sao đảm bảo đủ nguồn cung và đảm bảo hài hoà về giá cả cho người tiêu dùng.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão nên nhiều diện tích rau màu trên địa bàn thành phố và các tỉnh phía Bắc bị hư hỏng, ngập úng. Điều kiện thời tiết bất lợi, ngập lụt khiến việc thu hoạch, vận chuyển rau từ các tỉnh phía Bắc và các huyện ngoại thành Hà Nội gặp khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn cung nhiều loại rau, củ, nhất là các loại rau xanh.

Một số hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trồng rau ngoại thành Hà Nội đều thông tin sau bão số 3, mưa lớn, ngập lụt khiến rau xanh bị hư hại rất lớn. Ông Nguyễn Văn Quý - HTX Nông nghiệp Bột Xuyên (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, hơn 20ha rau màu của HTX đều bị mưa ngập úng hỏng hết. Phải chờ đến khi nước rút HTX mới có thể cải tạo lại đất và trồng rau.

Còn theo ông Hoàng Văn Toàn - HTX Nông nghiệp Chúc Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội), sau cơn bão số 3 thiệt hại nặng nề nhất là rau xanh. Điển hình là một số cây thân mềm như cải xanh, cải ngọt, cải ngồng, cải chíp, mùng tơi… Do thiệt hại lớn về rau, hoa màu nên phải tái trồng lại, vì vậy khoảng trung tuần tháng 10 mới có lứa rau đầu tiên sau bão.

Theo Bộ NN&PTNN, bão số 3 vừa qua đã làm lĩnh vực trồng trọt bị thiệt hại nặng nề: hơn 200 nghìn ha lúa bị ngập úng; 50.642 ha hoa màu bị ngập úng; 61.072 ha cây ăn quả bị hư hại; 3.722 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; hơn 26 nghìn con gia súc, gần 3 triệu con gia cầm bị chết.

Nguồn: [Link nguồn]

Do ảnh hưởng của mưa lũ, nước sông Cà Lồ và sông Cầu dâng nhanh, gây ngập lụt hàng trăm ha lúa, rau màu của người dân tại huyện Sóc Sơn. Đến nay, nước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH TRÚC ([Tên nguồn])
Mưa lũ sau bão Yagi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN