Đường lậu giá rẻ tiếp tục tấn công đường trong nước

Đường sản xuất từ mía có giá thành cao, không thể cạnh tranh với đường giá rẻ có xuất xứ Thái Lan nên các nhà máy không bán được.

Ngày 19-4, Thông tin từ Hiệp hội mía đường Việt Nam, trong tháng 3 đa số các nhà máy đã hoàn thành vụ mía 2022/23, còn lại một vài nhà máy tiếp tục sản xuất sang tháng 4.

Theo đó, sản lượng lũy kế từ đầu vụ đã ép được hơn 7,1 triệu tấn mía và sản xuất được 713,343 tấn đường các loại. So sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2021/22 sản lượng mía ép đạt 119% và sản lượng đường đạt 113%

Đồng thời, theo dữ liệu của tradingeconomics.com về theo dõi giá đường qua các năm, với diễn biến giá đường trong tháng 3 giá đường thô thế giới trong tháng 3 tiếp tục ở mức cao nhất trong sáu năm gần đây.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết, giá đường sản xuất từ mía trong nước như đường cát trắng 18.200-18.400 đồng/kg, đường tinh luyện từ 19.400-20.000 đồng/kg, đường vàng 18.200 đồng/kg trong khi đường nhập lậu 17.200 đồng/kg.

Như vậy, trong tháng 3, so với các nước sản xuất mía đường trong khối ATIGA thì giá đường nội địa của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong khu vực. Đặc biệt giá đường nội địa Việt Nam chưa bằng 50% so với giá đường tại Philippines ( 39.000 đồng/kg)

Đường cát nhập lậu được đem đi tiêu hủy. ẢNH: Cục QLTT TP.HCM

Đường cát nhập lậu được đem đi tiêu hủy. ẢNH: Cục QLTT TP.HCM

Theo ông Lộc, nguyên nhân là đường tiếp tục được đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp chính ngạch, đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam, cộng với đường từ vụ ép 2022/23 tồn kho nhiều nên nguồn cung dồi dào.

Ngoài ra, theo dữ liệu xuất khẩu của Thái Lan cho thấy trong hai tháng đầu năm 2023, Campuchia và Lào đã nhập khẩu đường từ Thái Lan 194,917 tấn tăng 119% so với cùng kỳ năm 2022.

Hầu hết số lượng đường này được nhập lậu vào Việt Nam. Điều này thể hiện qua tình hình nhập lậu đường cát tiếp tục bùng nổ với nhiều vụ việc lớn bị phát hiện ở nhiều địa phương.

Đơn cử ngày 24-3 lực lượng chức năng tỉnh Sóc Trăng khám xét hai phương tiện vận tải phát hiện có chứa gần 80 tấn đường kính trắng, trên bao bì có ghi tiếng nước ngoài Product in Thái Lan, chưa xuất trình được hồ sơ hợp pháp liên quan đến hàng hóa….

Tại TP.HCM, ngày 25-3 lực lượng QLTT kiểm tra điểm chứa trữ và kinh doanh hàng hóa thuộc hộ kinh doanh ở quận 6 phát hiện 26,5 tấn đường tinh luyện các loại, còn nguyên bao bì chưa qua sử dụng, xuất xứ Thái Lan, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc...

Theo ông Lộc, từ những phân tích trên cho thấy trong ba tháng đầu năm 2023 nguồn cung đường rất dồi dào gồm đường nhập khẩu chính ngạch từ các nước Asean, đường lậu qua biên giới Tây Nam và đường từ vụ ép 2022/23. Sức cầu kém từ sau tết khiến cho thị trường lâm vào cảnh thừa cung.

Bên cạnh đó, đường sản xuất từ mía có giá thành cao (do giá thu mua mía cao nhất từ trước đến nay) không thể cạnh tranh với đường giá rẻ có xuất xứ Thái Lan nên các nhà máy không bán được, phải tồn kho.

Sắp tới dự báo thị trường tiếp tục trong tình trạng thừa cung do sức cầu chỉ mới bắt đầu tăng do mùa nắng nóng. Song song đó, đường quốc tế tăng giá đường trong nước có thể sẽ tăng thêm nếu kiểm soát được đường nhập lậu.

Tuy nhiên, giá đường Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá đường của Indonesia, Philippines, Trung Quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

TP.HCM: Tiêu hủy hơn 65 tấn đường cát và hàng nghìn sản phẩm nhập lậu

65,5 tấn đường cát và trên 8.600 sản phẩm khác là hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phát hiện và thu giữ tại TP.HCM vừa bị tiêu hủy dưới sự giám sát...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tú Uyên ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN