Con vật vàng ươm bổ dưỡng nhưng không biết cách mua dễ ngộ độc như chơi
Theo y học cổ truyền, nhộng tằm là món ăn bổ dưỡng, rất hữu ích trong việc chữa trị các chứng bệnh phong thấp, còi xương, suy nhược cơ thể, liệt dương… Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi chọn mua và chế biến để tránh ngộ độc.
Tháng 9,10 hàng năm, ta thường bắt gặp những mẹt nhộng tằm bắt mắt được bày bán ở những khu chợ dân sinh. Nhộng tằm được bán thường gồm 2 loại, một là còn sống, hai là nhộng đã được luộc qua. Giá bán lẻ với nhộng còn sống dao động 20.000 – 30.000 đồng/100gr; nhộng đã được luộc nước sôi thì chỉ khoảng 15.000 – 20.000 đông/100gr. Riêng với loại tằm khô (được sơ chế qua khâu rang sấy) thì giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg tùy loại.
Hiện nay, nhộng tằm không chỉ được bán ngoài chợ mà tại hệ thống siêu thị Vinmart cũng có bán nhộng tằm đã qua sơ chế, được làm sạch và đóng khay hút chân không với giá 112.000 đồng/0,3kg.
Nhộng tằm được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau
Ngoài mua trực tiếp tại chợ hay siêu thị, người tiêu dùng ngày nay còn có thể mua nhộng tằm tươi sống qua mạng xã hội. Nhiều người cho rằng mua hàng qua Facebook cá nhân đảm bảo hơn vì biết nguồn gốc, thông tin người bán cho mình. Tuy nhiên, với hình thức mua hàng này, người mua thường phải đợi 1- 2 tuần mới có hàng, và thường phải mua ít nhất 1kg trở lên các mối mới chịu ship hàng.
Theo bác sĩ Đặng Thị Thu Hương (Viện Y học cổ truyền Quân đội), nhộng tằm có tên thuốc là Bạch cương tằm, còn gọi là Cương tằm hoặc Thiên trùng, có vị ngọt cay, bùi béo, tính bình quy kinh: can, phế; không độc, nhuận tràng, tác dụng bổ dưỡng như sâm nhung. Nhộng tằm cũng chứa nhiều loại Vitamin (Vitamin A, B1, B2, PP, C...). Có nghiên cứu chỉ ra rằng 1kg nhộng tằm tươi có lượng protein tương đương với 2,8kg trứng gà.
“Chính vì vậy, nhộng tằm rất tốt với trẻ em, đặc biệt là các bé còi xương hay suy dinh dưỡng. Người cao tuổi bị yếu thận, hay tiểu tiện són, táo bón, dùng nhộng tằm thường xuyên cũng cải thiện được tình hình sức khỏe. Cùng đó, nhộng tằm kết hợp với hoa hẹ giúp bổ thận, dùng để trị mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, nhức mỏi trong chân, lạnh chân; tốt cho tiêu hóa; bổ phổi, tiêu đờm, trị suy nhược cơ thể, già yếu, liệt dương...” bác sĩ Hương cho biết.
Tuy bổ dưỡng nhưng cần lưu ý trong mua và chế biến nhộng tằm để tránh ngộ độc
Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp phải cấp cứu và điều trị tại bệnh viện do ngộ độc nhộng tằm bởi người dùng mua phải nhộng tằm đã bị ôi hỏng hoặc ngâm hoá chất hay do cơ thể bị dị ứng với chất natri sunfit dùng để bảo quản nhộng tằm.
Chính vì vậy, theo bác sĩ Hương, người tiêu dùng cần lưu ý khi mua và chế biến các món ăn từ nhộng tằm để không bị ngộ độc. Đầu tiên cần chọn mua những con nhộng còn tươi, có nguồn gốc rõ ràng. Nhộng tươi thường có màu vàng ươm, thịt trắng ngà, các đốt trên thân không bị rời ra. Còn nhộng tằm để lâu thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Người tiêu dùng cũng không nên chọn loại nhộng tằm có kích thước quá to, vì rất có thể chúng đã bị tẩm các chất hóa học để dễ tiêu thụ hơn.
Cùng đó, nhộng sau khi đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 50 độ C để đảm bảo không bị mất chất dinh dưỡng. “Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa, tuy nhiên, người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ khoảng 2 - 3 bữa/tháng và không nên ăn khi đã để lưu cữu trong tủ lạnh quá lâu”, bác sĩ Hương nhận định.
Bác sĩ Hương cũng lưu ý, nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout, những người có cơ địa dị ứng nên kiêng tuyệt đối, đồng thời không chế biến nhộng tằm kèm với cá hoặc tôm.
Không cần phải ăn, người tiêu dùng vẫn có thể nhận biết được loại đào nào trồng ở Việt Nam và quả đào nào nhập...