CLIP: Vợ chồng ở Cà Mau thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề đặc biệt

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi hoàn thành, những người thợ phải vận chuyển quãng đường dài để cung cấp cho khách hàng ở Cà Mau.

Cà Mau được xem là vùng "thủ phủ" tôm của cả nước. Tại đây, tất cả các hộ dân đều đặt cống để thay đổi nguồn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hoạch tôm.

Trước nhu cầu của thị trường, ông Nguyễn Văn Đạt (ngụ xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) đã tìm ra bí quyết làm những chiếc cống đạt chuẩn, có thể sử dụng được lâu… Cơ sở của ông Đạt trở thành nơi bán chạy nhất vùng cực Nam của Tổ quốc do được nhiều người biết đến.

Theo lời ông Đạt, làm cống là một công việc vất vả, nặng nhọc bởi hàng ngày người thợ phải "làm bạn" với những khối xi măng nặng hàng tấn. Đặc biệt, cống xổ vuông sau khi hoàn thành, những người thợ làm cống như ông phải vận chuyển quãng đường dài để cung cấp cho khách hàng. Nếu không may gặp sự cố sẽ trắng tay bởi loại này rất khó trục vớt khi bị chìm.

CLIP: Vợ chồng ở Cà Mau thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề đặc biệt - 1

Nghề làm cống xổ vuông tôm là công việc vất vả do quanh năm "làm bạn" với những khối bê tông nặng hàng tấn

Nghề làm cống xổ vuông tôm là công việc vất vả do quanh năm "làm bạn" với những khối bê tông nặng hàng tấn

Đối với những vùng như: Ngọc Hiển, Năm Căn…, đa phần người dân thường có đất rộng nên để xổ nước được mạnh, các hộ nuôi luôn đặt làm những chiếc cống có chiều dài hàng chục m2, nặng trên 10 tấn. Để thuận tiện trong việc vận chuyển, ông Đạt còn nghĩ ra cách đổ cống ngay trên phà, chế ra những khuôn sắt nên tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và hạn chế được rủi ro.

Những chiếc cống xổ vuông nặng hàng chục tấn được đổ ngay trên phà

Những chiếc cống xổ vuông nặng hàng chục tấn được đổ ngay trên phà

Tiếp lời chồng, bà Nguyễn Thị Thúy cho hay tùy vào vị trí của vuông tôm mà chủ hộ sẽ đưa ra những yêu cầu về chiều dài, chiều rộng của cống… Sau đó, người thợ làm cống sẽ lên ý tưởng và báo giá.

"Để đưa cống từ phà tới vị trí lắp đặt, chồng tôi dùng ván bịt 2 miệng cống; còn 2 bên vách buộc thùng phuy. Sau khi di chuyển đến vị trí hộ dân yêu cầu thì nhận chìm phà, lấp đất 2 bên và điều chỉnh cho phù hợp rồi tháo các phuy nhựa ra. Trung bình, hàng năm gia đình tôi thu về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ nghề làm cống thuê" – bà Thúy cười nói.

CLIP: Vợ chồng ở Cà Mau thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề đặc biệt - 4

CLIP: Vợ chồng ở Cà Mau thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề đặc biệt - 5CLIP: Vợ chồng ở Cà Mau thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề đặc biệt - 6CLIP: Vợ chồng ở Cà Mau thu về hàng trăm triệu đồng từ nghề đặc biệt - 7Dùng nước nhấn chìm phà để cho cống nổi lên rồi vận chuyển đến địa điểm xuống cống

Dùng nước nhấn chìm phà để cho cống nổi lên rồi vận chuyển đến địa điểm xuống cống

Với khoảng 20 năm gắn bó với nghề, vợ chồng ông Ðạt đã sản xuất, lắp đặt hàng ngàn chiếc cống xổ vuông tôm để bán ra thị trường.

Lão nông Nguyễn Văn Minh (ngụ huyện Ngọc Hiển), chia sẻ: "Trong nuôi tôm, bên cạnh con giống thì nguồn nước được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Nước chảy mạnh sẽ giúp loại bỏ ra bên ngoài những chất bẩn, bùn thối… gây hại cho tôm. Cống xổ vuông nhà tôi được ông Đạt lắp đặt gần 10 năm nhưng vẫn còn ngon lành".

Nguồn: [Link nguồn]

Cỏ dại ”lên đời” thành đặc sản xuất hiện vào mùa mưa, dân không cần trồng vẫn ”hốt bạc”

Loại cỏ dại này từ lâu đã là món ăn dân dã của người miền Tây, mấy năm gần đây "lên đời" thành đặc sản mang lại thu nhập cho người dân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Du ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN