Chiết khấu "rơi" xuống thấp, thị trường xăng dầu diễn biến đáng chú ý

Sự kiện: Giá xăng
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Chiết khấu xăng dầu xuống thấp 50 - 400 đồng/lít/kg, tùy mặt hàng; đồng thời cấp hàng nhỏ giọt đang là diễn biến mới nhất trên thị trường xăng dầu.

Ngày 7-10, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Công ty Xăng dầu Hải Âu Phát (Lâm Đồng), cho biết chiết khấu, tức mức hoa hồng đầu mối, thương nhân phân phối cắt lại cho các doanh nghiệp bán lẻ ở kho Nhà Bè (TP HCM) xuống cận 0 đồng/lít. 

Doanh nghiệp bán lẻ than khó mua xăng dầu. Ảnh minh họa

Doanh nghiệp bán lẻ than khó mua xăng dầu. Ảnh minh họa

Điều lo ngại là chiết khấu thấp nhưng khó đặt hàng. "Nếu tình trạng không có hàng kéo dài, sau vài ngày hết lượng tồn trữ lưu thông, các cây xăng buộc phải đóng cửa" - ông Thắng lo ngại.

Theo ông Thắng, đến giờ các cửa hàng xăng dầu của doanh nghiệp này tạm đủ nguồn cung nhưng nếu cấp hàng nhỏ giọt như hiện nay sẽ không đủ sau 3-4 ngày tới. Nguyên nhân xăng dầu cấp nhỏ giọt theo ông là do đầu mối găm hàng chờ điều chỉnh giá.

Trong hôm nay, 7-10, nhiều doanh nghiệp bán lẻ than phiền về việc đặt hàng khó khăn, chiết khấu giảm dẫn tới thua lỗ.

Theo một doanh nghiệp, chiết khấu tại kho xuống thấp, nếu cộng thêm chi phí vận chuyển về 150-170 đồng/lít/100 km, dẫn tới doanh nghiệp thua lỗ, càng bán càng lỗ.

"Các cây xăng dầu thường cách kho từ 200-300 km, khi vận chuyển về đã lỗ 100-200 đồng/lít, chưa kể lương nhân viên, khấu hao máy móc, chi phí điện…" - một thương nhân chia sẻ và lo ngại lặp lại tình cảnh hết xăng dầu như đã từng xảy ra.

Trước đó, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị Nghị định kinh doanh xăng dầu cần được sửa đổi theo hướng trường hợp Nhà nước quy định giá bán lẻ, đề nghị chi phí kinh doanh nội địa và lợi nhuận của 3 khâu là 3.000 đồng/lít - 5.000 đồng/lít và Nhà nước ban hành tỉ lệ phân chia 3 khâu cụ thể, rõ ràng và minh bạch.

Trong khi đó, ông Hoàng Trung Dũng, đại diện cộng đồng doanh nghiệp là thương nhân phân phối và thương nhân bán lẻ xăng dầu cho biết từ nhiều năm qua, trên thị trường có một doanh nghiệp siêu lớn chiếm tới 51% thị phần, có đủ các quyền kinh doanh của thương nhân đầu mối, đặc biệt có hệ thống phân phối từ nhập khẩu, bán buôn và bán lẻ tới tận người tiêu dùng. Tính ra, có 6 doanh nghiệp lớn cùng là thương nhân đầu mối đang chiếm 88% thị phần từ nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ.

"Như vậy, rõ ràng đang không có thị trường xăng dầu đúng nghĩa với cơ chế cạnh tranh tự do, bình đẳng và công bằng" - nhóm thương nhân kiến nghị.

Theo Bộ Công Thương, dự kiến 4 tháng cuối năm 2024, hai nhà máy lọc dầu trong nước (Nghi Sơn và Bình Sơn) sản xuất khoảng 6,6 triệu m3/tấn xăng dầu các loại và ước nhập khẩu khoảng 3,6 triệu m3 tấn. Trong khi đó, ước tiêu thụ 4 tháng cuối năm đạt hơn 8 triệu m3/tấn (bình quân khoảng hơn 2 triệu m3/tấn/tháng); tồn kho từ 1,8 - 2 triệu tấn.

"Nếu không có yếu tố đột biến, nguồn cung xăng dầu năm 2024 đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân" - bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, khẳng định. 

Lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối trong mọi tình huống phải cung cấp đủ hàng cho cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp để duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên.

Nguồn: [Link nguồn]

Trong thời đại công nghệ số, việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Thúy ([Tên nguồn])
Giá xăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN