Cấm livestream bán quần áo, cuộc chiến nổ ra ở chợ quần áo lớn nhất Trung Quốc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong thời kỳ đại dịch, các nhà bán buôn Trung Quốc đã chuyển sang phát trực tiếp qua nền tảng thương mại điện tử trong nỗ lực vực dậy doanh số bán hàng đang sụt giảm.

Không khí vẫn còn đặc quánh với hơi nóng và độ ẩm khi màn đêm buông xuống vào một buổi tối tháng Bảy ở Hàng Châu. Tuy nhiên, Nannan trông giống như đang mặc quần áo mùa đông.

Cô gái 28 tuổi tên Nannan đang đứng trước điện thoại trên một con phố đông đúc, cố gắng hết sức để bán bộ trang phục cô đang mặc: áo len, quần jean và khăn quàng cổ dày. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán khi cô ấy hứa với những người theo dõi “giảm giá lần lớn nhất trong đời”.

Cấm livestream bán quần áo, cuộc chiến nổ ra ở chợ quần áo lớn nhất Trung Quốc - 1

Vài tháng trước, Nannan có thể đã tổ chức buổi livestream của cô ấy từ bên trong một trong những khu chợ có điều hòa nằm dọc Sijiqing – một cụm doanh nghiệp bán buôn khổng lồ ở trung tâm Hàng Châu được gọi là “phố quần áo số 1 của Trung Quốc”.

Tuy nhiên, giống như hàng nghìn người phát trực tiếp khác, cô hiện bị cấm phát trực tiếp để bán quần áo tại Sijiqing.

Sijiqing đã trở thành trung tâm của cuộc chiến tranh giành quyền lực trong những tháng gần đây, khi trung tâm quần áo nổi tiếng nhất của đất nước này cố gắng tiếp quản ngành công nghiệp mua sắm trực tiếp trị giá hàng nghìn tỷ nhân dân tệ.

Cấm livestream bán quần áo, cuộc chiến nổ ra ở chợ quần áo lớn nhất Trung Quốc - 2

Vào tháng 3, một trong những khu chợ tại Sijiqing đã thông báo rằng mọi hình thức phát trực tiếp sẽ bị nghiêm cấm trong tương lai. Theo thông báo, những người vi phạm sẽ bị phạt tới 60.000 nhân dân tệ (8.350 USD) và bị tịch thu thiết bị.

Thông báo này đã lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc và từ đó đã thúc đẩy một số thị trường khác công bố các lệnh cấm tương tự. Lệnh cấm đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu các nhà cung cấp của Trung Quốc có thể – hoặc nên – chuyển từ việc dựa vào những người phát trực tiếp để tăng doanh số hay không.

Ở Trung Quốc, những người bán buôn và những người phát trực tiếp luôn là những người “bạn đồng hành” không mấy vui vẻ. Nhiều doanh nghiệp chỉ miễn cưỡng chuyển sang phát trực tiếp trong thời kỳ đại dịch, khi các chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc khiến hoạt động bán lẻ truyền thống gần như không thể thực hiện được.

Bán hàng qua livestream trên các nền tảng như Douyin (phiên bản TikTok của Trung Quốc) đã giúp nhiều công ty vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Nó cũng đã tạo ra sự bùng nổ phi thường cho ngành công nghiệp livestream e-commerce của Trung Quốc (sự kết hợp giữa phát sóng trực tuyến và thương mại điện tử).

Tuy nhiên, những người bán buôn chưa bao giờ cảm thấy vui vẻ về điều này. Đa phần trong số họ cho rằng livestream bán hàng được nhiều ưu đãi khiến sản phẩm có giá thành rẻ hơn thông thường - ảnh hưởng tới các đơn vị bán lẻ. Thậm chí, một số livestreamer cũng có thói quen đi vào các cửa hàng bán buôn và phát sóng dù không được phép.

Một số lượng lớn các nhà cung cấp muốn bỏ hình thức livestream và quay trở lại cách buôn bán bình thường như trước đại dịch. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu họ có đủ khả năng cạnh tranh hay không khi livestream bán hàng đã phát triển thành một thị trường lớn như hiện tại.

Nguồn: [Link nguồn]

Người đàn ông đạt doanh số bán hàng ”siêu khủng” nhờ đi... giày nữ

Một người đàn ông 41 tuổi đã kiếm bộn tiền từ việc bán giày và bốt cao gót cho phụ nữ khi tự mình đi để quảng cáo sản phẩm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Sixthtone) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN