Bị áp thuế tới 200%, lo gỗ Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt xuất sang Mỹ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một số doanh nghiệp Việt đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm từ Trung Quốc, sau đó gia công, xuất khẩu đi Mỹ...

Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ lớn nhất

Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – NN&PTNT) thông tin, mặc dù dịch bệnh phức tạp, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 6 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng ấn tượng.

Cụ thể, xuất khẩu gỗ và nội thất của Việt Nam vẫn đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt trên 5 tỷ USD, chiếm khoảng 60% (tăng 99% so cùng kỳ năm 2020).

Xuất khẩu gỗ và nội thất của Việt Nam 6 tháng đầu năm vẫn đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh minh họa: Dân trí.

Xuất khẩu gỗ và nội thất của Việt Nam 6 tháng đầu năm vẫn đạt 8,1 tỷ USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm 2020. Ảnh minh họa: Dân trí.

Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2021 sẽ vượt mục tiêu 14 tỷ USD, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho Việt Nam.

Theo Viforest, nhu cầu tiêu dùng nội địa của nước Mỹ như xây dựng, nhà ở ngày càng tăng cao đã thúc đẩy việc nhập khẩu các sản phẩm gỗ và đồ gỗ để phục vụ cho xu hướng tiêu dùng “làm việc tại nhà, từ xa.”

Khi nguồn cung tại Mỹ không đáp ứng được nhu cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được cơ hội này.

Cẩn trọng hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt

Tuy nhiên, Viforest cho biết, tăng trưởng trong xuất khẩu tiềm ẩn một số khía cạnh chưa bền vững, thậm chí rủi ro, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu đầu vào nguồn gốc từ nhập khẩu và gian lận thương mại...

“Chính phủ Mỹ đang áp thuế chống bán phá giá lên hàng nội thất nhập từ Trung Quốc với mức thuế cao từ 55%-200% với các sản phẩm gỗ dán, tủ bếp, tủ nhà tắm, sofa gỗ… dẫn đến việc sản phẩm từ nước này có tình trạng giả mạo xuất xứ Việt Nam để né thuế”, Viforest lo lắng.

Viforest cũng thông tin, có nhận được phản ánh về việc có một số doanh nghiệp thông qua các hình thức như: Công ty Việt Nam thành lập mới hoặc mới hoạt động trong khoảng 1-2 năm gần đây đã nhập khẩu bộ phận, chi tiết của các sản phẩm tủ bếp, tủ nhà tắm... từ Trung Quốc về Việt Nam sau đó gia công, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh (hàm lượng gia công rất ít) để xuất khẩu sang Mỹ.

Do đó, cần có cơ chế kiểm soát chặt các mặt hàng rủi ro trong bối cảnh Mỹ đang điều tra ngành mặt hàng gỗ dán lẩn tránh xuất xứ và Mục 301 Đạo luật Thương mại 1974 đối với việc nhập khẩu và sử dụng gỗ của Việt Nam.

Cùng với Hoa Kỳ, các nước Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường xuất khẩu quan trọng. Giá trị xuất khẩu vào 5 thị trường này ước đạt trên 7,68 tỷ USD, chiếm khoảng 89% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó: EU mức 0,68 tỷ USD, tăng 54 %; Nhật Bản mức 0,73 tỷ USD, tăng 11%; Trung Quốc 0,82 tỷ USD, tăng 22,9 %; Hàn Quốc 0,76 tỷ USD, tăng 7%.

Nguồn: [Link nguồn]

Shipper Sài Gòn chạy giao hàng không kịp ăn cơm và tình người cảm động trong mùa dịch

Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự biết ơn với lực lượng shipper trong mùa giãn cách xã hội.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN