“Điểm mặt” các loại đào Trung Quốc bán đầy chợ Việt, cách phân biệt với đào Sa Pa

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tại các sạp hoa quả, chợ truyền thống hay chợ mạng, người tiêu dùng không khó để bắt gặp các loại đào được bày bán la liệt, từ đào giòn, đào lòng vàng, đào tiên hay đào mỏ quạ. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn về nguồn gốc của chúng.

Quả đào là một trong những loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng giá lại không quá đắt đỏ. Đào cũng có thể dùng để làm trái cây ăn hàng ngày hoặc làm trà đào, mứt đào… vì vậy, cứ đến mùa đào là chị em lại thi nhau mua về thưởng thức và chế biến.

Các loại đào được bày bán khắp các chợ thời gian gần đây.

Các loại đào được bày bán khắp các chợ thời gian gần đây.

Tuy nhiên, cùng với đào Việt Nam, trên khắp các chợ, đào Trung Quốc được bày bán la liệt, thậm chí, người bán còn quảng cáo là đào Sa Pa để bán được giá cao và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Đào trơn

Với hình dáng bắt mắt, vỏ ngoài bóng bẩy, khi chín có màu đỏ tươi, không có lông, khi ăn có vị ngọt thanh, dóc hạt, thịt giòn nhưng có giá cực rẻ, chỉ từ 10-20.000 đồng/kg, đào trơn xuất hiện ở hầu khắp các khu chợ từ tháng 6 dương lịch.

Đây cũng là một trong những loại đào được chị em yêu thích, thi nhau mua về làm trà đào và mứt đào handmade.

Đào trơn ruột vàng được bày bán khắp các chợ với số lượng lớn là đào Trung Quốc.

Đào trơn ruột vàng được bày bán khắp các chợ với số lượng lớn là đào Trung Quốc.

Chị Hoa, tiểu thương tại chợ đầu mối phía Tây Hà Nội cho biết, đào trơn ruột vàng được các đầu mối nhập từ Trung Quốc về bán. Đây là loại đào bán chạy hơn cả bởi vì nhìn đẹp mắt, vỏ mỏng, thịt giòn, ăn cả vỏ cũng được vì nó không có nhiều lông như các loại đào khác. Mỗi ngày, chị Hoa bán được cả tạ đào trơn.

Đào mỏ quạ

So với đào trơn thì đào mỏ quạ chín muộn hơn, thường xuất hiện vào khoảng tháng 7 dương lịch. Loại đào này có vỏ màu xanh, khi chín có màu hồng phấn, phần đầu quả hơi cong lên giống hình mỏ của con quạ, có lông, vị giòn, ngọt được nhiều người ưa chuộng.

Đào mỏ quạ.

Đào mỏ quạ.

Với giá từ 25-50.000 đồng/kg, có hình dáng gần giống với đào Sa Pa nên nhiều người thương quảng cáo loại đào này là đào Sa Pa nhằm lấy lòng tin của khách hàng.

Đào tiên

Thường xuất hiện muộn hơn đào trơn và đào mỏ quạ, loại đào này có vỏ màu hồng, phần ruột màu hồng nhạt, ăn có vị ngọt thanh, giòn và khá thơm.

Đào tiên.

Đào tiên.

Đặc biệt, đào tiên thường to bằng nắm tay người lớn, nặng từ 250-500gr, thậm chí có quả nặng gần 1kg, vì vậy, nhiều người còn đặt tên là “đào Tôn Ngộ Không”, bán với giá từ 20-50.000 đồng/kg tùy size.

Đào đỏ

Nhìn giống như đào mỏ quạ nhưng phần vỏ có màu đỏ thẫm, phần ruột có màu vàng, khi ăn có vị giòn, ngọt, tuy mới xuất hiện nhưng đào đỏ được khán nhiều người yêu thích bởi có màu sắc lạ.

Đào đỏ.

Đào đỏ.

Với giá từ 50-100.000 đồng/kg, đắt gấp 3 lần đào trơn và gấp đôi đào mỏ quạ, nhưng loại đào này khá đắt khách. Chị Hoài Phương, một người buôn hoa quả trên Lào Cai khẳng định, đây là đào lông đỏ, hay còn gọi là đào Mông Tự, có xuất xứ từ Trung Quốc.

Cách phân biệt đào Sa Pa và đào Trung Quốc

Theo chị Hoa, người đổ sỉ hoa quả tại chợ đầu mối phía Tây Hà Nội, đào Việt Nam đa phần là loại đào có lông, màu xanh nhạt, quả nhỏ, mã không đẹp, thậm chí nhiều quả bị nám và sâu đục.

Ngược lại, đào Trung Quốc khá đều quả, kích thước lớn hơn, lông ít hoặc không có lông, màu vàng đỏ hoặc màu hồng phấn khá đẹp mắt.

Đào Sa Pa có kích thước nhỏ, không đồng đều.

Đào Sa Pa có kích thước nhỏ, không đồng đều.

Khi ăn, đào Trung Quốc rất dễ bóc tách phần thịt ra khỏi hạt, ăn có vị ngọt và không hề có vị chua. Trong khi đó, đào Việt Nam có mùi thơm, ăn giòn, chua nhẹ, khó bóc tách hơn.

Ngoài ra, đào Trung Quốc có thể bảo quản được trong thời gian dài, nếu để trong ngăn mát từ 1-2 tháng vẫn không bị hư thối, trong khi đào Sa Pa chỉ bảo quản lâu nhất được khoảng 1 tuần.

Nguồn: [Link nguồn]

Nông dân ”hốt bạc” nhờ giống nhãn lạ, thương lái lùng mua tận vườn với giá cao “ngất ngưởng”

Loại nhãn này có lá, thân, nhánh và quả có màu sắc rất đặc biệt. Khi ăn có vị thơm, hạt nhỏ, cơm vàng và được thương...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN