Thể thao Việt Nam số 1 SEA Games nhưng số 0 Olympic, thua xa 5 nước Đông Nam Á

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

(Tin thể thao) 2 kỳ SEA Games liên tiếp thống trị bảng xếp hạng nhưng thể thao Việt Nam (TTVN) trắng tay ở Olympic, thua xa các nước Đông Nam Á khác tại các giải đấu châu lục và Thế vận hội 2024.

Thể thao Việt Nam trắng tay, 5 nước Đông Nam Á ghi danh ở Olympic Paris

Còn trước đó tại SEA Games 31 (tổ chức năm 2022) trên sân nhà, TTVN giành tổng 446 huy chương, trong đó có đến 205 HCV. Ở kỳ đại hội này, Thái Lan xếp nhì với chỉ 92 HCV. Các vị trí tiếp theo là Indonesia (69 HCV), Philippines (52 HCV) và Singapore (47 HCV). Gần nhất, ở SEA Games 32 tại Campuchia, đoàn Việt Nam cũng dẫn đầu với 136 HCV, bỏ xa đoàn Thái Lan thứ nhì (108 HCV), Indonesia thứ ba (87 HCV).

Thể thao Việt Nam số 1 SEA Games nhưng số 0 Olympic, thua xa 5 nước Đông Nam Á - 1

2 kỳ SEA Games liên tiếp gần đây, thể thao Việt Nam đứng đầu BXH huy chương

2 kỳ SEA Games liên tiếp gần đây, thể thao Việt Nam đứng đầu BXH huy chương

Đứng đầu SEA Games, tuy nhiên ở Olympic, sân chơi được xem là thước đo chuẩn mực nhất của thể thao thế giới, đoàn TTVN lại rơi vào cảnh trắng tay suốt 2 kỳ Thế vận hội liên tiếp, mới nhất là Olympic Paris 2024 vừa khép lại.

Trong khi đó, nhiều quốc gia Đông Nam Á khác đã giành được huy chương, thậm chí giành HCV ở kỳ Thế vận hội tại Pháp và có được thứ hạng cao.

Chỉ xếp top 4 và top 5 ở 2 kỳ SEA Games gần đây nhưng chung cuộc Philippines đã có 2 tấm HCV Olympic nhờ công của nam VĐV Carlos Yulo ở môn thể dục dụng cụ. Song song đó là 2 tấm HCĐ ở bộ môn boxing do công của Aira Villegas (50 kg nữ) và Nesthy Petecio (57 kg nữ). Quốc gia này xếp hạng 38 trên BXH huy chương Olympic, dẫn đầu các đoàn Đông Nam Á tại Thế vận hội 2024.

Thể thao Việt Nam số 1 SEA Games nhưng số 0 Olympic, thua xa 5 nước Đông Nam Á - 3

Các nước Đông Nam Á khác có huy chương vàng và thứ hạng cao tại Olympic Paris, trong khi TTVN trắng tay

Các nước Đông Nam Á khác có huy chương vàng và thứ hạng cao tại Olympic Paris, trong khi TTVN trắng tay

Gần sát phía sau cũng là một quốc gia Đông Nam Á khác, đó chính là Indonesia (hạng 40) với 2 tấm HCV của đô cử Rizki Juniansyah (73 kg nam), Veddriq Leonardo (leo núi thể thao) và 1 HCĐ của Gregoria Mariska Tunjung ở môn cầu lông. Indonesia lập kỳ tích của thể thao nước này khi lần đầu tiên giành HCV ở Olympic tại môn thể thao khác ngoài cầu lông. 

Trong khi đó, Thái Lan xếp hạng 46 Olympic Paris 2024, với 1 HCV của nữ võ sĩ Panipak Wongpattanakit ở nội dung 49 kg nữ môn taekwondo. Bên cạnh đó là 3 tấm HCB của Kunlavut Vitidsarn (cầu lông), Theerapong Silachai (cử tạ nam, 61 kg), Weeraphon Wichuma (cử tạ nam, 73 kg) và 1 HCĐ của Surodchana Khambao (cử tạ nữ, 49 kg).

Thậm chí quốc gia không có trong top 5 trong 2 kỳ SEA Games gần đây là Malaysia (hạng 82 Olympic Paris) đã có cho mình 2 tấm HCĐ ở bộ môn cầu lông của Lee Zii Jia (đơn nam) và Aaron Chia/Soh Wooi Yik (đôi nam). Còn đoàn Singapore có 1 HCĐ ở nội dung thuyền buồm công thức, môn đua thuyền, do công của VĐV mới 17 tuổi Maximilian Maeder.

Tính chung cuộc các đoàn thể thao Đông Nam Á ở Olympic 2024, xếp hạng theo thứ tự các đoàn có huy chương lần lượt là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore. Đoàn thể thao Việt Nam nằm ở nhóm còn lai, 0 huy chương và vắng bóng trên bảng xếp hạng Olympic.

Phải chăng TTVN đang thụt lùi, thua 5-6 nước trong khu vực?

Không chỉ tại Olympic Paris mà trước đó ở Olympic Tokyo 2020, thể thao Việt Nam cũng xếp sau nhiều nước trong khu vực. Theo đó, đoàn TTVN không có tấm huy chương nào, còn Philippines cũng dẫn đầu Đông Nam Á với 1 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ, xếp hạng 50 chung cuộc. Thái Lan xếp hạng 59 với 1 HCV và 1 HCĐ, trong khi Malaysia xếp hạng 74 với 1 HCB và 1 HCĐ.

Thể thao Việt Nam luôn thua 5-6 các nước Đông Nam Á khác ở các đấu trường lớn như ASIAD hay Thế vận hội trong thời gian qua

Thể thao Việt Nam luôn thua 5-6 các nước Đông Nam Á khác ở các đấu trường lớn như ASIAD hay Thế vận hội trong thời gian qua

Nếu xét về số lượng VĐV dự Olympic Paris năm nay, đoàn Việt Nam với 16 VĐV xếp sau 4 quốc gia trong khu vực khác là Thái Lan (51 VĐV), Indonesia (29 VĐV), Malaysia (26 VĐV) và Philippines (22 VĐV). Điều đáng nói, trong khi các quốc gia trên đều có những ứng viên tranh chấp HCV, có mục tiêu trọng điểm, môn thi đấu mũi nhọn cụ thể thì TTVN chỉ đặt mục tiêu phấn đấu có huy chương.

Nhìn xa hơn, ngay cả ở sân chơi châu lục trước đó là ASIAD 2023, TTVN cũng chỉ xếp hạng 6 ở Đông Nam Á với 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ, lần lượt xếp sau các nước là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore. Trong đó, Thái Lan gây ấn tượng với 12 HCV, 14 HCB và 32 HCĐ để đứng hạng 8 châu Á.

Từ số lượng VĐV tham dự cho đến thành tích huy chương, TTVN đang bị nhiều nước Đông Nam Á khác bỏ lại phía sau 

Từ số lượng VĐV tham dự cho đến thành tích huy chương, TTVN đang bị nhiều nước Đông Nam Á khác bỏ lại phía sau 

Những thống kê trên khiến nhiều người đặt ra câu hỏi rằng dường như thể thao Việt Nam đang thụt lùi khi dù thống trị ở SEA Games (có nhiều môn không có trong Olympic) nhưng đã bị 5-6 nước Đông Nam Á vượt mặt ở đấu trường ASIAD hay Olympic.

Phải chăng đã đến lúc các nhà lãnh đạo thể thao nước nhà cần nhìn lại, thay đổi chiến lược trong việc đầu tư trọng điểm, phát triển TTVN hướng vào những đấu trường chuẩn mực của thế giới, thay vì ngôi nhất toàn đoàn tại SEA Games.

Nguồn: [Link nguồn]

(Tin thể thao) Một số VĐV thể thao Việt Nam, đặc biệt là xạ thủ Trịnh Thu Vinh và tay vợt Lê Đức Phát đón cột mốc mới của sự nghiệp sau khi thi đấu ấn tượng tại Olympic Paris 2024.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Đoàn Olympic Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN