Trận đấu nổi bật

alize-vs-jessika
L'Open 35 de Saint Malo
Alize Cornet
2
Jessika Ponchet
1
taylor-vs-andrey
Mutua Madrid Open
Taylor Fritz
0
Andrey Rublev
2
felix-vs-jiri
Mutua Madrid Open
Felix Auger-Aliassime
0
Jiri Lehecka
0
iga-vs-aryna
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Aryna Sabalenka
-

Tennis cần Federer và Federer cần Nadal

Sau khi nâng cao chiếc cúp cho nhà vô địch, Federer đã phải hơn một lần an ủi kẻ thất bại Nadal. Đầu tiên là “Tennis không có kết quả hòa, nhưng tôi muốn được chia sẻ danh hiệu này với Nadal”. Và sau đó, “Xin hãy tiếp tục cuộc chơi này Rafa, tennis cần anh”.

Thực ra không phải lần đầu tiên Australian Open chứng kiến sự chuẩn mực của một kẻ thất bại từ Nadal. Năm 2014 khi Nadal thua Wawrinka cũng là một phong cách thất bại mẫu mực khác, của một kẻ bị chấn thương hành hạ nhưng không bỏ cuộc.

Australian Open dường như là một giải đấu quỷ ám của Nadal, là nơi mà tay vợt này phải chịu nhiều thất bại nhất trong các trận chung kết (ba lần thua: 2012, 2014 và 2017); là nơi mà anh hai lần không tham dự vì chấn thương, ba lần thất bại hoặc bỏ cuộc vì chấn thương và một lần bị loại ngay vòng 1.

Federer: Thiên tài, huyền thoại, và là tất cả   

Nhưng sự chuẩn mực chỉ là một trong những giá trị mà Nadal mang lại cho tennis. Bên cạnh đó là giá trị mà chỉ Nadal mới có thể giúp cho những giá trị của Federer được nhận biết một cách rõ rệt nhất.

Tennis cần Federer và Federer cần Nadal - 1

Federer luôn được yêu mến mọi lúc mọi nơi

Như phải có những cú nhồi trái của Nadal suốt 13 năm qua chúng ta mới được thấy một Federer đạt tới tầm mức hoàn hảo mà trận chung kết là màn phô diễn thượng thừa của cú trái một tay ấy, để rồi trong cuộc đọ sức lần thứ 35 giữa họ, Federer đã “trả” cho Nadal 14 cú trái một tay ghi điểm trực tiếp.

Như phải có cú body serve (giao bóng thẳng người) của Nadal thì người ta mới thấy Federer khéo léo thế nào trong việc hóa giải nó bằng việc giữ sự thăng bằng vô cùng tài tình để lái quả bóng sang bên kia sân ở một vị trí không dễ cho Nadal tấn công sau khi đã cực kỳ tinh tế trong khâu đọc cú tung bóng của đối thủ. Nên nhớ là Djokovic luôn gặp khó với cú body serve này của Nadal.

Như phải có một Nadal phòng thủ kiên cường và bắn lưới siêu việt thì mới thấy một Federer linh hoạt cỡ nào trong việc thực thi lối chơi trong suốt trận đấu, từ việc giao bóng lên lưới rồi ôm sân tấn công, đánh bóng nửa nảy từ phía cuối sân và cả những cú swing volley mà từ thời của Paul Annacone làm HLV thì nay Federer mới dùng trở lại.

Nói cách khác, sự cộng hưởng của Nadal và Federer làm cho tennis đạt tới tầm mức đặc biệt, trở nên vĩ đại mà không ai khác trong thời của họ có thể làm tốt hơn.

Khoảng cách về danh hiệu Grand Slam giữa họ giờ đây đã là bốn (18 - 14), vị trí số 1 trong suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao này của Federer giờ đây là một pháo đài không thể xâm phạm, nhưng Nadal cũng không cần phải “cất đi” sự hiên ngang khi đứng cạnh.  

Trận chung kết giữa họ đã có 4,4 triệu lượt người xem truyền hình ở Australia, cao nhất trong một thập kỷ vừa qua. Ở châu Âu, con số tương tự là 16 triệu người.

Ở Việt Nam, nơi mà chúng ta là một trong những nước lạc hậu nhất về các phương pháp thống kê không chỉ trong lĩnh vực truyền hình, và cũng chưa từng có ai thi đấu ở một nội dung đơn nam hay đơn nữ của các giải Grand Slam kể từ kỷ nguyên mở, thì có bao nhiêu người, bao nhiêu gia đình vừa ăn bánh chưng, vừa uống rượu vang và bỏ ra gần bốn tiếng đồng hồ quý giá của ngày mùng 2 Tết nín thở theo dõi?

Hy vọng là trong số chúng ta cũng có nhiều người học được những phẩm chất thể thao cao thượng từ cặp đôi vĩ đại ấy.

Hy vọng là sẽ lại có thêm một trận chung kết Grand Slam nữa giữa họ dù người chiến thắng có là ai đi chăng nữa mà chúng ta không phải chờ đợi trong suốt thời gian bốn năm…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Roger Federer: Tay vợt vĩ đại Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN