Nghĩ về ASIAD “siêu tiết kiệm”

ASIAD hoành tráng hơn SEA Games rất nhiều, thế nhưng tin VN giành quyền đăng cai ASIAD 18 - 2019 lại không khiến nhiều người mừng và hạnh phúc như hồi VN được chọn đăng cai SEA Games 22 - 2003.

Cùng là lần đầu cả và một đàng là sân chơi khu vực Đông Nam Á chỉ có 11 quốc gia và một đàng là sân chơi châu Á có đến 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, thế nhưng sự quan tâm và lo lắng lại trái chiều nhau. Nếu SEA Games 22 là lần đầu VN nỗ lực để thể hiện khả năng của một đất nước có nền thể thao phát triển và phục hồi sau giai đoạn chiến tranh thì ASIAD 18 - 2019 lại khiến không ít người lo lắng vì bài toán kinh tế và tình hình khó khăn chung của đất nước.

Thực tế thì ASIAD vốn không lạ với các nước Đông Nam Á mà Philippines (1954), Indonesia (1962) và Thái Lan (1966, 1970, 1978, 1998) đã từng đăng cai. Với VN, ASIAD 2019 là lần đầu tức 21 năm sau sân chơi số 1 châu Á mới trở lại với Đông Nam Á.

Đấy là niềm vinh dự, là tự hào không riêng gì của Hà Nội - VN. Tuy nhiên, bên cạnh đấy cũng có không ít những băn khoăn lo lắng, khi đặt những bài toán liên quan đến tình hình, đời sống người VN với những bài toán để nở mặt, nở mày, đặc biệt trong tình hình kinh tế khó khăn khiến có thành phố rút lui “không đấu”, không giành quyền đăng cai.

Nghĩ về ASIAD “siêu tiết kiệm” - 1

Sẽ có những khó khăn

150 triệu USD cho một ASIAD 18 được tính là con số siêu tiết kiệm nếu so với 18,7 tỉ USD mà Trung Quốc đã đầu tư cho ASIAD 17 - 2010 ở Quảng Châu. Cũng cần biết là những kỳ ASIAD gần đây chưa quốc gia nào tổ chức ASIAD với kinh phí dưới 3 tỉ USD. Thế nên một ASIAD “siêu tiết kiệm” cũng được đặt lên dưới hai mặt: 1/. Tiết kiệm quá thì liệu có đáp ứng được tầm vóc của một đại hội thể thao châu Á; 2/. “Siêu tiết kiệm” để trình chính phủ, nhưng đến khi được chấp thuận rồi thì sẽ “đội giá” như SEA Games từng đội lên rất cao bởi trượt giá, phụ phí và chênh lệch giữa tính và thực.

Cũng cần biết là, ban đầu đề án đăng cai ASIAD 2019 của Ủy ban Olympic VN dự trù vào khoảng 300 triệu USD và sau đó để chính phủ bớt “ngợp” đã được cắt xén xuống chỉ còn 150 triệu USD.

Sau khi VN giành quyền đăng cai ASIAD 18 - 2019 không ít các hãng thông tấn và báo chí nước ngoài đã nhìn VN với con mắt nể phục.

Họ nể vì sự can đảm chạy đua trong thời điểm kinh tế đang rất khó khăn nhưng không biết họ có hiểu như chính chúng ta hiểu và lo lắng cho nhiều thứ từ nay đến 2019?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nguyên (Lao động)
Việt Nam và chuyện đăng cai ASIAD 18 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN