Trận đấu nổi bật

sebastian-vs-gregoire
Tiriac Open
Sebastian Korda
0
Gregoire Barrere
2
taylor-vs-jack
BMW Open
Taylor Fritz
1
Jack Draper
1
elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
1
Jasmine Paolini
0
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
-
Cristian Garin
-
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
0
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
-
Yue Yuan
-
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
-
Emma Raducanu
-
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
-
Dusan Lajovic
-
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
-
Coco Gauff
-
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
-
Mirra Andreeva
-

Khiêu dâm thể thao: Bộ Văn hóa cứ mơ hồ hoài!

Sự kiện: Muôn màu thể thao

Đang yên đang lành thì rất nhiều người chơi thể thao, trong đó có các môn có động tác, trang phục hấp dẫn, gợi cảm như bóng chuyền bãi biển, khiêu vũ thể thao (dancesport)… bán tín bán nghi về nguy cơ nộp phạt.

Nhiều người đang không biết có cần phải thay đổi cách ăn vận, tập tành, thi thố hay không để khỏi dính lệnh phạt 5-10 triệu đồng của chính quyền.

Các môn thể thao như bóng chuyền bãi biển, khiêu vũ thể thao (dancesport)… đứng trước nguy cơ nộp phạt

Các môn thể thao như bóng chuyền bãi biển, khiêu vũ thể thao (dancesport)… đứng trước nguy cơ nộp phạt

Thì ra khoản 1 Điều 7 Nghị định 46/2019 (có hiệu lực từ ngày 1-8) nêu rằng: Hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc có thể bị phạt tiền ở mức nêu trên.

Đã có sự hỏi qua hỏi lại khiêu dâm là gì, đồi trụy là sao vì có ai cho biết đích xác đâu. Ấy thế, thay vì cố gắng tựa trên các quy định đang có để cắt nghĩa cho người nghe hiểu được chút nào hay chút đó thì đại diện Bộ VH-TT&DL đã làm cho vấn đề trở nên rắc rối hơn.

Nếu các lĩnh vực khác đều có hướng dẫn về khái niệm khiêu dâm, đồi trụy thì lĩnh vực thể thao bỏ ngỏ như thể ai muốn hiểu sao cứ hiểu.

Nếu các lĩnh vực khác đều có hướng dẫn về khái niệm khiêu dâm, đồi trụy thì lĩnh vực thể thao bỏ ngỏ như thể ai muốn hiểu sao cứ hiểu.

“Các quy định có yếu tố răn đe, giáo dục là chính chứ không phải để xử phạt. Rất khó quy định hở hang dài, ngắn. Văn hóa Việt Nam không giống văn hóa nước ngoài nên không thể rõ thế nọ thế kia. Nếu quy định chi tiết thì khi xử phạt chúng tôi phải đo à”… Tại cuộc họp báo sáng 1-8, sự khiêu dâm trong thể thao được một phó chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL giải thích đại loại vậy.

Do chính sách nào mà không được làm từ tiền của, công sức của muôn dân nên phải hỏi ngay vài câu. Có thực sự là Bộ VH-TT&DL rất khó hướng dẫn để ai nấy cùng hiểu ở mức độ nhất định mà thực thi cho đúng? Quy định đặt ra chủ yếu để hù dọa cho vui? Nếu đúng vậy, ban hành văn bản pháp luật làm chi cho gây thêm phung phí?

Cần lưu ý là quy định điều chỉnh việc sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy không phải mới có lần đầu. Từ năm 2013 Chính phủ đã có quy định xử phạt các hành vi này và nay nghị định mới tiếp tục giữ nguyên về nội dung cùng mức phạt.

Lý giải đã nêu của vị phó chánh thanh tra cho thấy cái dở dai dẳng của Bộ VH-TT&DL. Đó là nếu các lĩnh vực khác đều có hướng dẫn về khái niệm khiêu dâm, đồi trụy thì lĩnh vực thể thao bỏ ngỏ hoàn toàn việc này như thể ai muốn hiểu sao cứ hiểu.

Này nhé, trong phòng, chống mại dâm thì khiêu dâm là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục (khoản 3 Điều 5 Nghị định 178/2004).

Trong hoạt động văn hóa, chính Bộ VH-TT&DL từng có Thông tư 09/2010 (quy định chi tiết một nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa) để định nghĩa về khiêu dâm, đồi trụy. Theo thông tư này, khiêu dâm là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam. Bao gồm: mô tả bộ phận sinh dục, khỏa thân, mô tả khỏa thân hoặc không khỏa thân nhưng kích thích tình dục, mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức.

Vậy khi Bộ LĐ-TB&XH tham mưu được cho Chính phủ về định nghĩa khiêu dâm, vì sao Bộ VH-TT&DL lại khó quá, khó hoài? Cũng là Bộ VH-TT&DL, vì sao đề ra được khái niệm khiêu dâm trong hoạt động văn hóa ứng với đặc thù hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng lại bí rị về định nghĩa này trong hoạt động thể thao? Chẳng lẽ nói Bộ VH-TT&DL đang tiếp tục dành cho từng người có thẩm quyền được chủ quan đánh giá để muốn phạt thì phạt, còn không muốn phạt cũng xong?

Trước giờ có nhiều yêu cầu dù được lặp đi lặp lại ở nhiều văn bản luật, dưới luật nhưng cứ mãi mơ hồ, không có hướng dẫn cụ thể về các tiêu chí khách quan để dễ nhận diện. Không “khiêu dâm” hay không “trái đạo đức, thuần phong mỹ tục” thuộc các tù mù đó. Để rồi những suy diễn, cáo buộc lệch lạc đã và sẽ phát sinh vì người bị thiệt hại thường là dân chứ không phải là những người có chức sắc.

Phạt “thể thao khiêu dâm”, dancesport dễ liên lụy: Mỹ nhân khiêu vũ nói gì?

Một số người đẹp khiêu vũ thể thao chia sẻ trước thông tin bộ môn này có thể bị phạt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyên Thy ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN