Trận đấu nổi bật

alize-vs-jessika
L'Open 35 de Saint Malo
Alize Cornet
-
Jessika Ponchet
-
taylor-vs-andrey
Mutua Madrid Open
Taylor Fritz
-
Andrey Rublev
-
felix-vs-jiri
Mutua Madrid Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jiri Lehecka
-
iga-vs-aryna
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Aryna Sabalenka
-

Hy Hữu: Cá chép châu Á "truy sát" VĐV chèo thuyền

Đoàn đua thuyền gặp nguy hiểm khi bị cá chép châu Á nhảy lên mặt nước tấn công.

Buổi tập luyện chèo thuyền của các VĐV trường đại học Washington vào cuối tuần qua diễn ra một sự việc lạ lùng. Tại hồ Creve Coeur, ở thành phố St. Louis bang Missouri, Mỹ một đàn cá chép châu Á bất ngờ nhảy lên khỏi mặt nước tấn công các VĐV chèo thuyền.

Toàn bộ sự việc trên đã được một người đứng trên bờ ghi lại. Các VĐV trên thuyền sửng sốt khi bất ngờ bị những con cá dài gần một mét tấn công, họ la ó, hú hét trong sợ hãi.

Hy Hữu: Cá chép châu Á "truy sát" VĐV chèo thuyền - 1

Đàn cá chép châu Á bất ngờ tấn công những VĐV chèo thuyền

Một thành viên trong nhóm tỏ ra hết sức hoảng loạn: "Con cá lao lên rơi phịch xuống đôi chân của tôi, nó rất trơn và hung dữ khiến tôi không dám chạm vào nó". Tôi gào lên và gọi Yoni David hỗ trợ: "Yoni, lấy nó ra khỏi người tôi!".

Rất may, cuộc tấn công của đàn cá hung dữ không làm bất cứ VĐV nào gặp chấn thương, tuy nhiên đàn cá đã gây ra sự hãi hùng cho những tân sinh viên của trường đại học Washington.

Cá chép châu Á: "Nỗi kinh hoàng của người dân Mỹ"

Trong những năm 70, người Mỹ đưa cá chép châu Á vào những ao, đầm ở miền nam. Họ dùng cá chép để làm sạch ao nuôi cá tra, giúp chúng khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, sáng kiến của họ trở nên phản tác dụng khi cá chép thoát ra ngoài môi trường, đe dọa cuộc sống của các sinh vật thủy sinh địa phương.

Nhiều người Mỹ coi cá chép là loài quái vật, cơ thể chúng có thể đạt chiều dài tới hơn 100 cm. Chúng thường ồ ạt lao khỏi mặt nước khi mỗi khi nghe thấy tiếng động cơ thuyền. Theo các nhà nghiên cứu, cá chép châu Á ngốn tới 1/5 lượng sinh vật phù du trong 5 hồ lớn nhất nước Mỹ. Vì vậy, người Mỹ rất lo lắng trước tình trạng trên có thể khiến ngành công nghiệp đánh cá ở quốc gia này bị ảnh hưởng lớn.

Bởi vậy, nhằm ngăn chặn sự lây lan của cá chép, người Mỹ đã dựng rào cản nhằm tách sông Mississippi và 5 hồ lớn. Hệ thống rào điện ngăn cá chép châu Á di cư từ nơi này tới nơi khác. Và một ý tưởng khác, chính quyền Chicago đề xuất ý tưởng biến cá chép thành thực phẩm, giúp giảm thiểu số lượng của chúng. Nhưng người tiêu dùng Mỹ lại không hứng thú với loài cá "phá hoại" này.

* Video cá chép châu Á nhảy lên mặt nước tấn công các VĐV chèo thuyền:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Hưng (Tổng hợp từ CNN) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN