Trận đấu nổi bật

jessica-vs-paula
Mutua Madrid Open
Jessica Bouzas Maneiro
2
Paula Badosa
1
naomi-vs-greet
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
2
Greet Minnen
0
emma-vs-maria-lourdes
Mutua Madrid Open
Emma Raducanu
0
Maria Lourdes Carle
2
borna-vs-benjamin
Mutua Madrid Open
Borna Coric
2
Benjamin Hassan
1
thanasi-vs-jack
Mutua Madrid Open
Thanasi Kokkinakis
1
Jack Draper
2
sara-vs-caroline
Mutua Madrid Open
Sara Errani
2
Caroline Wozniacki
1
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-

Giải mã thất bại của Federer

Đúng lúc Federer mang đến nhiều hy vọng nhất cho những người yêu mến anh ở một giải Grand Slam trong năm nay, thì anh thất bại ngay ở vòng tứ kết.

Bấm đây để xem video trận đấu

* Nghỉ nhiều: Lợi bất cập hại

Sở dĩ nói có nhiều hy vọng nhất bởi anh đạt phong độ rất cao trong khoảng ba tháng gần đây với việc giành ngôi vô địch Wimbledon, vào chung kết Olympic và vô địch Cincinnati. Và các đối thủ của anh đều gặp những vấn đề (Nadal chấn thương, Djokovic sa sút) nên cơ hội được nhìn nhận càng rộng mở.

Thế nên phải có những nguyên nhân nào đó dẫn tới một trận đấu tệ hại và thất bại xứng đáng của Federer trước Tomas Berdych, người chưa khi nào lọt vào tới top 4 thế giới.

Thật khó để cho rằng đó là vấn đề thể lực bởi Federer còn được nghỉ nhiều hơn hai ngày so với đối thủ nhờ anh nhảy thẳng từ vòng ba vào khi đối thủ ở vòng 4, Mardy Fish không thể ra sân vì sức khỏe. Với một tay vợt đã "già" thì điều đó càng có ý nghĩa.

Giải mã thất bại của Federer - 1

Federer đã có trận đấu dưới sức mình

Thế nhưng, nghỉ nhiều không đều đặn khi giải đang diễn ra cũng là một mầm mống phức tạp. Federer không phải là tay vợt lớn duy nhất trong ba năm qua thất bại ngay sau khi được nghỉ nhiều hơn so với đối thủ nhờ tình huống tương tự như trên xảy ra.

Roland Garros 2011, Djokovic sau khi nhận tin Fabio Fognini bỏ cuộc ở tứ kết, được nghỉ nhiều hơn so với chính Federer hai ngày đã thất bại ở bán kết. Nên nhớ, 2011 đáng được gọi là "siêu mùa giải" của Djokovic bởi anh giành cả ba Grand Slam còn lại tương đối dễ dàng.

Nhịp thi đấu là một khái niệm không quá phổ biến, nhưng nó rõ ràng ảnh hưởng tới phong độ và sự chuẩn bị của các tay vợt. Chẳng hạn, ở Citi Open mới đây, Mardy Fish sau khi nghỉ quá nhiều vì chấn thương đã đề nghị Garcia Lopez thi đấu "trận giả" với anh tới ba set ngay trước ngày khai mạc.

Các tay vợt khác hầu hết đều thực hiện giáo án tập như thế, và thường là đánh một set có cả tiebreak khi họ tham dự giải đấu nào đó bằng cách mời người không nằm cùng nhánh bốc thăm.

Bản thân Federer là một người ưa thích việc duy trì cảm giác và nhịp thi đấu bằng các buổi tập giống như thi đấu thật với những người mà anh hay thuê họ đến tập luyện cùng (nhiều nhất là với hai tay vợt trẻ của Mỹ là Levine và Berankis).

Cũng có thể tin là Federer có trận đấu tập như thế để duy trì cảm giác sau khi được lợi từ việc Fish rút lui. Nhưng giữa việc tập luyện với thi đấu thật vẫn có một khoảng cách nhất định.

Nó gần như đưa Federer trở lại với trạng thái "khai mạc giải", mà cứ giải nào anh đánh vòng một không suôn sẻ, thì dễ thất bại. Năm 2010, Federer thua trước Berdych tại Wimbledon - giải đấu mà anh chơi rất chật vật trước Alejandro Falla ngay từ vòng một, suýt thua và chỉ ngược dòng thắng lại sau năm set.

Giải này cũng thế, Federer dù thắng Donald Young (Mỹ) ở vòng một mà không thua set nào, nhưng cảnh huyền thoại thế giới bị tay vợt "trẻ ranh" bắt nạt cũng có thể đã là dấu hiệu của sự sụp đổ về sau. 

Thật hiếm khi thấy Federer đánh đường bóng nào cũng hỏng: giao bóng thì lỗi kép, bung trái bóng ăn vào cạnh vợt, đoa bay tứ tung và ngay cả khi tràn lưới, đứng vị trí thuận lợi cũng bắt volley ra ngoài (cuối set 2). Federer ghi điểm trực tiếp chưa nhiều gấp rưỡi đối thủ (44 - 30) trong khi lỗi tự hỏng thì anh nhiều gần gấp đôi (40 - 21).

Giải mã thất bại của Federer - 2

Berdych đã có một đêm thi đấu chói sáng

* Đêm chói sáng của bóng bạt

Nhưng chỉ nhìn nhận thất bại của Federer là do hoàn cảnh và do sự trình diễn nghèo nàn của anh thì quả là bất công cho Berdych, hiện đang đứng thứ 7 thế giới.  

Tay vợt người CH Czech (một trong ba tay vợt nam lọt vào tới ít nhất là tứ kết của cả bốn Grand Slam) đã tìm thấy một ngày đẹp trời thật đúng lúc để phô diễn những kỹ năng sở trường và che dấu sở đoản.

Berdych cao 1m95, giao bóng rất mạnh và chính xác, có nhiều gấp đôi số cú "ace" so với Federer sau bốn set đấu.

Chưa hết. Đây mới là mấu chốt của vấn đề, anh cầm cú thuận tay ở vị trí cán vợt là số 3,5 (semi western). Tennis hiện đại không còn ai cầm vợt theo kiểu Eastern (miền Đông nước Mỹ), và số 3,5 như trên cũng khá hiếm. Cầm vợt western, thậm chí còn sâu hơn nữa là sự cải tiến hầu hết các tay vợt thực thi để tăng độ xoáy topspin, đánh an toàn hơn mà vẫn hóc hiểm.  

Mặt trái của quả phải cầm cán vợt số 3,5 là thiếu sự ổn định, nhưng thuận lợi của nó là tạo nên những khoảnh khắc đặc biệt khi anh tấn công "vào tay". Khá thường xuyên những cú thuận tay của Berdych đạt tới vận tốc 130-150 km/h, mà Federer đều đứng im xem giống như hàng ngàn khán giả khác.

Xem ra nhận định US Open vẫn khốc liệt và khó lường dù nó không phải là giải đấu khó vô địch nhất với các huyền thoại qua các thời đại (như ở Roland Garros) là khá đúng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN