Trận đấu nổi bật

carlos-vs-grigor
Miami Open presented by Itau
Carlos Alcaraz
0
Grigor Dimitrov
2
daniil-vs-jannik
Miami Open presented by Itau
Daniil Medvedev
-
Jannik Sinner
-
elena-vs-victoria
Miami Open presented by Itau
Elena Rybakina
2
Victoria Azarenka
1

Kinh điển Djokovic – Nadal: Cuộc chiến khốc liệt nhất trở lại

Giấc mơ tái hiện trận tennis thế kỷ Federer và Nadal đã chết. Nhưng còn đó cuộc đối đầu khốc liệt nhất tennis thế giới khi Nadal gặp Djokovic.

Video pha tung đòn "kết liễu" hoàn hảo của Nadal trước Del Potro:

Thất bại của Federer ở tứ kết trước Anderson khiến cho cuộc đối đầu giữa Nadal và Djokovic trở thành trận chung kết sớm của Wimbledon 2018, dù cho ai thắng còn phải đấu với người thắng trong cặp Isner và Anderson.

Với tất cả sự tôn trọng cho những người khổng lồ của tennis thế giới trên mặt sân cỏ, đều cao trên 2m, thì Anderson và Isner cũng không phải là ứng viên nặng ký nhất.

Kinh điển Djokovic – Nadal: Cuộc chiến khốc liệt nhất trở lại - 1

Đại chiến Djokovic - Nadal

Hoàn cảnh này gợi nhớ lại năm 2013, ở một Grand Slam khác, khi Nadal và Djokovic đấu với nhau ở bán kết Roland Garros, Nadal có trả lời ngay ở trên sân rằng thắng Djokovic là hạnh phúc, là chiến công, nhưng thắng xong lần này vẫn chưa vô địch, chưa thể ăn mừng được.

Nhưng lần đó niềm vui cực độ chỉ bị trì hoãn chứ không phải không đến. Ferrer bước vào chung kết nhưng không ở cùng đẳng cấp, và trận chung kết giữa Nadal với Ferrer diễn ra một chiều: Ferrer thua chỉ sau 3 set chóng vánh.

Thế cho nên, phần thưởng cho người chiến thắng trong trận đấu này xem ra đã lớn hơn hẳn so với những phán đoán ban đầu, từ chỗ ai thắng được gặp Federer thì bây giờ là cơ hội đăng quang.

Cuộc đua khốc liệt

Một trong những điều có thể khiến Federer bối rối nhất khi thất bại ở Wimbledon này là đối thủ lớn nhất của anh (Nadal) vẫn còn sống sót. Khoảng cách Grand Slam giữa họ là 3 chức vô địch có thể bị rút xuống thành 2 và đó sẽ là khoảng cách “mong manh” nhất giữa hai huyền thoại kể từ khi họ đua tranh với nhau. 

Là kẻ bám đuổi với Federer như thế, nhưng Nadal lại là mục tiêu của Djokovic. 17 so với 12 là khoảng cách lớn nhất về mặt danh hiệu giữa họ tính từ thời điểm Djokovic trỗi dậy một cách khủng khiếp (từ 2011 – 2015), thâu tóm cách danh hiệu với tốc độ chóng mặt, 11 danh hiệu Grand Slam trong vòng 6 năm.

Kinh điển Djokovic – Nadal: Cuộc chiến khốc liệt nhất trở lại - 2

Djokovic hướng đến cột mốc 14 Grand Slam

Phía trước Djokovic dĩ nhiên là những cột mốc tạo ra bởi Pete Sampras với 14 Grand Slam, nhưng với một thế giới tennis chưa có đủ các tài năng trẻ xuất sắc trỗi dậy và cả dấu hiệu khát khao trở lại, chiến thắng ở Wimbledon này sẽ giúp tay vợt người Serbia có cơ hội dần biến điều không thể thành có thể trong cuộc đua tranh với Nadal.

Suốt 7 năm qua, khi Djokovic xây dựng kỹ thuật, cách chơi, anh cũng hướng đến việc chế ngự Nadal nhiều hơn là để đương đầu với Federer.

Djokovic từng tính rằng Federer không còn ở đỉnh cao khi qua tuổi 30, và lối đánh vốn có của cả hai đã không cần phải điều chỉnh để hóa giải, nhưng đấu với Nadal thì phải nâng tầm cú trái, và nền tảng thể lực phải siêu việt.

Djokovic đã làm được cả hai điều đó, nên đã từng làm nên điều không tưởng: Thắng Nadal 7 trận chung kết liên tiếp trong đó có 4 Masters 1000 và 3 Grand Slam. Nếu Federer và Nadal buộc mỗi người phải hoàn thiện thì Nadal và Djokovic đặt ra ranh giới không chỉ cho chuyên môn cũng đầy hơi hướm của sự hoàn hảo mà còn phải là chiến binh.

Nếu không phải là chiến binh thì Nadal đã sụp đổ sau giai đoạn bị Djokovic nghiền nát nói trên, và cả việc bị đánh bại ở giải đấu sở trường Roland Garros 2015.

Nếu không phải là chiến binh thì Djokovic có lẽ đã không vào tới bán kết Wimbledon ngày hôm nay, sau giai đoạn khủng hoảng từ khát vọng cho tới chuyên môn (thay HLV).

Djokovic đón nhận những trận thua trước đủ các hạng tay vợt, tìm cách tiêu hóa những lần bị loại liên tiếp ở vòng 1 trong nhiều giải thời gian qua để trở lại.

Nói như thế để thấy trận bán kết này thực sự quan trọng với cả Nadal và Djokovic. Và ngay khi họ bước ra sân Center Court hôm nay cho lần đối đầu thứ 52 thì trận chiến bắt đầu.

Bản thân 52 lần đó đã là một kỷ lục, vượt xa 46 lần của Djokovic – Federer, 38 lần của Federer – Nadal hay cặp đấu huyền thoại trong quá khứ giữa Lendl với McEnroe (37 lần).

Ai giỏi hơn trên sân cỏ?

Nadal mất 6 năm mới trở lại với bán kết Wimbledon. Nhưng trước đấy, như đã nói, Nadal là dưới 1 người và trên vạn người trên mặt sân cỏ. Anh có 2 chức vô địch Wimbledon (2008 và 2010) sau 5 lần vào chung kết (3 lần liên tiếp 2006-2008).

Kinh điển Djokovic – Nadal: Cuộc chiến khốc liệt nhất trở lại - 3

Nadal vào bán kết Wimbledon lần đầu tiên sau 8 năm

Djokovic vào chung kết 4 lần, nhưng lại vô địch 3 lần khi đánh bại Federer 2 chung kết liên tiếp (2014 và 2015) và một lần trước chính Nadal (2012).

Bảng vàng thành tích của họ như vậy gần như không có sự chênh lệch. Ở những thời điểm đỉnh cao nhất của họ, cả hai đều có thể thắng bất cứ ai trên mặt sân này (dù là Federer).

Bản thân Djokovic và Nadal cũng đã từng đối đầu với nhau ở Wimbledon 2 lần, mỗi người thắng 1. Nadal thắng năm 2007 khi Djokovic phải bỏ cuộc ở set 3.Djokovic thắng năm 2011 sau 4 set với thế trận áp đảo hoàn toàn ở các set mà anh thắng. 

Họ cũng đã từng một lần gặp nhau trên mặt sân cỏ ngoài Wimbledon, nhưng cũng đã 10 năm kể từ khi đó (Nadal thắng ở Queen’s 2008). 

Ở Wimbledon lần này, Djokovic đã vượt qua những hồ nghi và cả một kết quả bốc thăm đầy thách thức khi nhánh của anh có cả Nishikori, Kyrgios, Khachanov, Edmund…

Kinh điển Djokovic – Nadal: Cuộc chiến khốc liệt nhất trở lại - 4

Djokovic và Nadal sẽ rộng cửa vô địch nếu đánh bại được đối thủ

Bất cứ ai bị Djokovic đánh bại cũng đều thốt lên rằng họ thua vì Djokovic xuất sắc, chơi thứ tennis gợi nhớ lại giai đoạn đỉnh cao.  

Nadal đã làm nên trận tứ kết đỉnh cao với một set thứ 5 kinh điển cùng Del Potro. Đó là bài test khó nhất cả về chuyên môn lẫn ý chí khi mà trận đấu chỉ kết thúc sau 4h48 phút (đúng bằng thời gian trận chung kết kinh điển 2008). 

Nếu so sánh về cú quả, Nadal có phần nhỉnh hơn ở cú giao bóng trong khi cả trái tay, thuận tay của cả hai đều cực kỳ linh hoạt giữa tấn công và phòng ngự. 

Nadal hiện giao bóng có tốc độ trung bình các trận là 115 -116mph so với 114mph của Djokovic. Cú giao bóng nhanh nhất của Nadal qua mỗi trận là 126mph trong khi của Djokovic là 122. 

Nhưng Djokovic lại nhỉnh hơn ở khả năng chuyển hóa cơ hội bẻ game, đều trên dưới 50% qua các trận, trong khi với Nadal là trên 40%. 

Djokovic cũng có thể có ưu thế về sự sung sức hoặc chí ít cũng là để bù đắp sự giảm sút về sức mạnh và sức bền trong thời gian qua nhờ được nghỉ nhiều hơn vài tiếng khi thắng khá dễ Nishikori còn Nadal bị vắt sức bởi Del Potro. 

Những lợi thế đó có thể sẽ lên tiếng trong một trận đấu khốc liệt ngay từ đầu mà cả hai sẽ lại thay nhau đẩy giới hạn thách thức lên tầm cao mới, trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của trận đấu. 

Bảng thành tích của Nadal - Djokovic tại Wimbledon

Tay vợt

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

T&Th

%T

Nadal

-

V3

-

V2

CK

CK

-

CK

V2

V1

V4

V2

-

V4

48-10

83%

Djokovic

-

-

-

V3

V4

BK

V2

QF

BK

BK

CK

V3

TK

58–10

85%

Chú thích: V - Vòng, CK - Chung kết, BK - Bán kết, TK - Tứ kết, VĐ - Vô địch; T & Th: Thắng & Thua; % T - Tỷ lệ thắng

Xem video Djokovic đánh bại Nishikori để vào bán kết:

Đơn nam Wimbledon 2018
Theo bạn, tay vợt nào sẽ vô địch đơn nam Wimbledon 2018?

10 lần Federer nhòa lệ vì thua sốc: Ác mộng Nadal, Djokovic & những ”gã khổng lồ”

Gặt hái nhiều thành công lớn nhưng Federer cũng nhiều lần rơi lệ vì thua đau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN