Trận đấu nổi bật

alize-vs-jessika
L'Open 35 de Saint Malo
Alize Cornet
2
Jessika Ponchet
1
taylor-vs-andrey
Mutua Madrid Open
Taylor Fritz
0
Andrey Rublev
2
felix-vs-jiri
Mutua Madrid Open
Felix Auger-Aliassime
0
Jiri Lehecka
0
camila-vs-katerina
Catalonia Open
Camila Osorio
-
Katerina Siniakova
-
korda-va-thompson-vs-behar-va-pavlasek
Mutua Madrid Open
S. Korda & J. Thompson
-
A. Behar & A. Pavlasek
-
iga-vs-aryna
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Aryna Sabalenka
-
felix-vs-andrey
Mutua Madrid Open
Felix Auger-Aliassime
-
Andrey Rublev
-

F1: “Nhóm chiến lược” hay là cuộc chơi chính trị

Có lẽ chưa bao giờ các quyết sách của Strategy Group lại làm cho Thể thức 1 ‘dậy sóng’ như hiện tại. Sự thống nhất trong hội nghị tưởng như là tín hiệu tốt cho F1, nhưng thực tế nó đang làm cho các thành phần tham dự F1 ‘mỗi người một ý’ và là đề tài bất tận cho truyền thông khai thác.

Mục tiêu của vấn đề này nhằm làm giảm ‘sức mạnh chính trị’ của các nhà cung cấp lớn Mercedes và Ferrari - thông qua thành công trên đường đua – trên bàn đàm phán và trong các hội nghị nhóm.

Đây là vấn đề khó, nên FIA và FOM không dễ đạt được. Họ đạt được thỏa thuận tiếp tục sử dụng PU hiện tại đến 2020, sẽ không có một nhà cung cấp PU độc lập với chi phí hợp lý xuất hiện. Nhưng đổi lại hệ thống thẻ nâng cấp động cơ trong suốt mùa giải (có hiệu lực trong giai đoạn 2015-16) sẽ hoàn toàn bị dỡ bỏ kể từ năm 2017. Các nhà sản xuất, các đội đua hoàn toàn thoải mái phát triển PU trong suốt mùa giải tùy vào khả năng và nhu cầu của chính họ.

F1: “Nhóm chiến lược” hay là cuộc chơi chính trị - 1

Abiteboul cho rằng Mercedes đang tìm cách bảo vệ lợi thế của mình.

Nhưng mọi việc cũng không đơn giản, theo ông Cyril Abiteboul thì bản thân F1 là một hệ thống phức tạp và có quan hệ mật thiết. FIA và FOM muốn bảo về các đội đua nhỏ và sự ổn định số lượng đội đua. Nhưng có một số luật (luật cạnh tranh) mà họ buộc phải tuân thủ nên các quyết sách của Strategy Group phải được cân nhắc cẩn thận.

Ông Abiteboul nói rằng cần phải làm sao để PU của cả 4 nhà cung cấp trở nên gần nhau hơn về mặt hiệu suất, khi đó ‘thị trường’ sẽ đóng vai trò quyết định – hay nói đơn giản hơn, Mercedes và Ferrari sẽ không còn ở một vị thế “thượng phong” trên bàn đàm phán với các đối tác về động cơ.

Ông cũng đưa ra ví dụ, nếu Honda và Renault có được thành tích tốt trên đường đua với sự chênh lệch rất nhỏ, khi đó sẽ có các đội đua khách hàng có thể muốn sử dụng bất kỳ PU của nhà cung cấp nào. Đó mới là kinh tế thị trường và các cuộc đàm phán, thỏa thuận, tiếp thị, tài trợ … mới hoạt động tích cực.

Có ý kiến cho rằng Mercedes đặc biệt lưu tâm đến điều kiện của các quy định. Họ đang có 3 đội đua đã ký hợp đồng dài hạn cung cấp động cơ, nên dường như họ sẽ bị ảnh hưởng ít nhất nếu quy định thay đổi.

Nhưng thực tế, Mercedes đang cố gắng làm tốt nhất những gì có thể để bảo vệ lợi ích của mình một cách tối đa! Trong khi đó Honda và Renault đang ở thế yếu hơn, nên chắc chắn họ sẽ cần tranh thủ sự ủng hộ của các bên tham dự nhằm đạt được những quyết định có lợi nhất cho mình.

F1: “Nhóm chiến lược” hay là cuộc chơi chính trị - 2

Họ sẽ phải ‘thỏa hiệp’ để đem lại sự hấp dẫn cho F1

Vậy nên, tất cả các thay đổi đã được thống nhất chưa phải là cái kết. Ai cũng vẫn giữ nguyên tham vọng và ưu thế đang có, nên sẽ còn nhiều bất ngờ nữa có thể xảy ra trong gần 2 tháng tới đây.

Thời điểm 30/4 là khi mà FIA, FOM, các đội đua, nhà cung cấp động cơ phải thỏa thuận, thống nhất với nhau tất cả các quy chuẩn cho mùa giải tới. Các quân bài chính trị đang được bày ra, nhưng có lẽ không ai đạt được lợi thế tối đa. Có lẽ họ sẽ lại cần một sự “thỏa hiệp” để dung hòa lợi ích của các bên liên quan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN