Đua xe MotoGP: Hoàn cảnh "bi thảm" của nhà vô địch

Sự kiện: Đua xe MotoGP

(Tin đua xe MotoGP) Sau đợt test ở Jerez cách đây không lâu, các tay lái MotoGP tiếp tục trải qua 2 ngày test nữa trên trường đua Barcelona ngay sau khi chặng đua ở Pháp khép lại. Tuy nhiên những gì các đội đua có được ở đợt test đó cũng không thu hút bằng câu chuyện tương lai của Jorge Lorenzo tại Ducati, vốn không có gì sáng sủa sau những gì anh đã thể hiện.

Đợt test ở Barcelona diễn ra vào 2 ngày 22 và 23 tháng 5 vừa qua nhưng hầu hết tất cả những diễn biến đáng chú ý nhất đều đến từ ngày 23 bởi ngày trước đó gần như bị hủy bỏ bởi trận mưa lớn và kéo dài trong buổi sáng. Chỉ có tổng cộng 8 tay đua chạy ở ngày đầu tiên và tất cả đều hoàn thành được từ 30 đến 60 vòng. Trong số này hai cái tên đáng chú ý nhất đến từ đội đua Suzuki Ecstar, Andrea Iannone và Alex Rins.

Đua xe MotoGP: Hoàn cảnh "bi thảm" của nhà vô địch - 1

Suzuki có 2 ngày test năng nổ

Tay lái #29 người Ý là người có thành tích nhanh nhất ngày 22 với thời gian 1 phút 40,422 sau 45 vòng chạy. Theo sau lần lượt là 2 anh em nhà Espargaro (Pol và Alex) cùng Alex Rins ở vị trí thứ 4 với khoảng cách chỉ kém hơn người dẫn đầu 0,18 giây.

Trong số này, Rins là người hoàn thành được nhiều vòng nhất với con số 55. Ngoài ra, đội đua Suzuki cũng có thêm 1 chiếc xe test nữa được lái bởi Sylvain Guintoli (Pháp) nhưng anh này chỉ chạy trong điều kiện đường ướt mà thôi.

Bước sang ngày thứ 2 đã có tới 20 gương mặt tham dự và tất cả trong số đó đều đang đua ở MotoGP hiện tại. Maverick Vinales là người kết thúc ngày đua ở vị trí số 1 với thành tích 1 phút 38,974s, sau 67 vòng chạy (người duy nhất xuống dưới 1 phút 39).

Anh thiết lập được mốc thời gian đó vào cuối giờ chiều và hơn phần còn lại của đoàn đua tới gần 0,3 giây trở lên, đẩy Johann Zarco xuống thứ 2 với thành tích 1 phút 39,251. Vinales cùng Valentino Rossi và Dani Pedrosa là những người có được nhiều vòng chạy nhất ngày 23 với trên 52 vòng.

Đua xe MotoGP: Hoàn cảnh "bi thảm" của nhà vô địch - 2

Maverick Vinales đứng đầu đợt test Barcelona

Cal Crutchlow, người vẫn đang trên đà phục hồi sau vụ tai nạn mạnh vào lượt chạy phân hạng chặng đua French GP đã dẫn đầu trong buổi sáng nhưng không thể cải thiện vào buổi chiều, kết thúc ngày với vị trí thứ 4 cùng 24 vòng chạy. Theo sau là nhà đương kim á quân Andrea Dovizioso với số vòng chạy khiêm tốn 38, còn Marc Marquez xếp thứ 7 nhưng là người có tốc độ qua speed trap cao nhất: 204 dặm/h (tương đương 328 km/h).

Iannone sau ngày đầu tích cực thì anh cũng không xuất hiện nhiều trong ngày tiếp theo khi chỉ hoàn thành 32 vòng đua cùng hạng 9 sau khi đợt test khép lại. Người đồng đội của anh xếp thứ 15 và thậm chỉ thời gian trên đường chỉ bằng một nửa so với con số 32 vòng đua mà thôi. Trong số các tân binh, Taka Nakagami là người có thứ hạng cao nhất với vị trí thứ 9, và duy nhất trong top 10. Franco Morbidelli không tham dự test còn Hafizh Syahrin xếp thứ 14.

Jorge Lorenzo trong ngày 3 đã có được vị trí thứ 3 với thành tích 1 phút 39,257, thua Zarco đúng 6 phần nghìn giây sau 49 vòng chạy. Tay lái #99 bước vào năm 2018 với kỳ vọng sẽ có thể chấm dứt cơn khát chiến thắng cùng với Ducati, nhưng càng đua anh lại cho thấy điều ngược lại.

Luôn có những cú xuất phát không thể hoàn hảo hơn, Lorenzo nhanh chóng vươn lên dẫn đầu đoàn đua dù bắt đầu ở vị trí nào đi chăng nữa. Tuy nhiên càng về những thời điểm quan trọng nhất, khi mọi thứ quyết định kết quả cuối cùng thì anh lại sa sút.

Đua xe MotoGP: Hoàn cảnh "bi thảm" của nhà vô địch - 3

Jorge Lorenzo tiếp tục gây thất vọng tại Ducati

Điều này trước đây bị lầm tưởng rằng do bộ lốp của anh không còn đủ độ bám nữa hay vấn đề kỹ thuật của xe, nhưng với những gì những tay đua lái chiếc Ducati khác đã làm được, đó không còn là lý do chuẩn xác nữa.

Cách tiếp cận chiếc xe của Lorenzo mới chính là vấn đề ở đây, như đã nói trong quá khứ, kể từ khi lên đua tại MotoGP năm 2008, Lorenzo đã chạy cho Yamaha trong suốt nhiều năm cho tới hết 2016, và phong cách lái của anh đều phụ thuộc vào chiếc xe Yamaha.

Giờ đây Ducati lại theo một triết lý hoàn toàn khác và nó cũng không phải đến từ một nhà sản xuất Nhật Bản nữa mà là của Ý. Có rất nhiều khía cạnh cần phân tích tới nên nếu muốn làm chủ một chiếc xe, bạn cần có những ý tưởng rõ ràng để làm được nó.

Lorenzo là một nhà vô địch và tài năng của anh thì không phải bàn cãi nhưng để thay đổi một thứ vốn đã quá đỗi thân quen trong vòng 8 năm không phải là điều ai cũng có thể làm được.

Đua xe MotoGP: Hoàn cảnh "bi thảm" của nhà vô địch - 4

Hoàn cảnh Lorenzo hiện tại khác với những gì diễn ra với Rossi 7 năm trước

Càng khó hơn khi giờ đây Ducati là một chiếc xe trong nhóm dẫn đầu nên càng khó hơn để có thể làm chủ được nó. Dovi thừa nhận rằng Lorenzo là một nhà vô địch tuyệt vời nhưng cách tiếp cận của anh ấy lại không được chiếc xe Ducati “đón nhận” một cách tốt nhất.

Vì thế, nhiều khả năng nhà cựu vô địch sẽ rời đội đua sau khi hợp đồng giữa 2 bên kết thúc và Ducati sẽ lựa chọn 1 trong 2 tay lái của đội đua vệ tinh hiện tại là Danilo Petrucci hay Jack Miller

Còn với tương lai của Lorenzo, khả năng khả thi nhất cho anh lúc này là sẽ chuyển sang đội đua vệ tinh của Yamaha, nơi vốn rất quen thuộc với anh. Dù không phải là một vị trí ở đội đua nhà máy nhưng chỉ cần có vậy cũng có thể giúp anh giành lại được chiến thắng như những gì Zarco đang làm được ở Tech3. Biết đâu khi Rossi giải nghệ, anh sẽ được trao cơ hội trở lại “mái nhà xưa”.

Đua xe MotoGP, Italian GP: Trở về “ngôi nhà tốc độ” của thế giới

Mùa giải MotoGP trở lại với Italia, "thủ phủ" của làng đua xe tốc độ thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Roger Bui ([Tên nguồn])
Đua xe MotoGP Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN