Đua xe F1, Russian GP 2018: Cuộc chiến cuối cùng tại “lục địa già”

(Tin đua xe F1 - Tin đua xe công thức 1) Mới chỉ ra mắt kể từ năm 2014 nhưng Russian GP diễn ra tại thành phố Sochi nước Nga đã trở nên thu hút các tay đua cũng như người hâm mộ với những cuộc đua hấp dẫn trong vài năm qua. Với cấu trúc lấy ý tưởng từ không ít những trường đua khác, nơi đây đem lại một cảm giác quen thuộc nhưng cũng không kém phần thử thách.

Sochi là một trong những thành phố nằm ở cực Nam của Nga và là thành phố lớn thứ hai của Krasnodar Krai, với dân số 415.000. Nằm dọc theo bờ Biển Đen, cự ly khoảng 1.600 km về phía nam Moskva. Sochi đã bắt đầu được thế giới biết đến vào năm 2007, khi đã được chọn đăng cai Olympic mùa đông năm 2014 và Paralympic Games. Đây là khu nghỉ mát bãi biển Biển Đen yêu thích của du khách khi tới nước Nga.

Đua xe F1, Russian GP 2018: Cuộc chiến cuối cùng tại “lục địa già” - 1

Khán đài chính ở cua 3 có tầm nhìn rộng nhất trên đường đua

Với 53 vòng chạy trên tổng hành trình 309,745km, mỗi vòng đường đua dài 5,848km (trong đó khoảng 1,7km là đường phố công cộng), chiều dài này giúp cho Sochi trở thành đường đua có chiều dài lớn thứ 4 trên lịch thi đấu thường niên hiện tại, chỉ sau Spa-Francorchamps của Bỉ, Baku của Azerbaijan và Silverstone của Anh.

Với 18 góc cua, bao gồm 12 cua về phía bên phải và 6 về bên trái, chạy theo hướng thuận kim đồng hồ, điểm nhấn đặc biệt ở Sochi Autodrom là có nhiều góc cua 90º. Nó đòi hỏi tay đua vừa phải chạy xe với tốc độ cao và xử lý đầy kỹ thuật ở các góc cua gấp liên tiếp.

Đua xe F1, Russian GP 2018: Cuộc chiến cuối cùng tại “lục địa già” - 2

Thông số kỹ thuật của đường đua Sochi

Tổ hợp các khúc cua từ 15 đến 18 rất giống với phần đầu của trường đua Baku với 4 góc cua 90 độ liên tiếp. Ngoài ra, đoạn thẳng đi qua vạch đích cũng tương đối dài, giống như tại Hermanos Rodriguez tại Mexico, vì thế hầu hết các pha vượt mặt đều diễn ra tại khúc cua thứ 2.

Sau đó sẽ là một vòng cung chữ U chạy qua khán đài chính, tạo ra những khung hình đẹp mắt tới cua 4 trước khi các tay đua lại tới một tổ hợp các khúc cua vuông nữa cho đến khúc cua thứ 10. Tại đây, họ phải có một pha vào và thoát cua tốt để có được tốc độ đi qua đoạn thắng thứ 2 của trường đua, trước khi phải phanh từ 330 km/h xuống 120 km/h để tới 2 khúc cua khó tiếp theo.

Có 2 phân vùng được phép sử dụng DRS nằm giữa cua số 1-2 và 10-13 nên tốc độ cao nhất của đường đua cũng nằm ở đây. Theo dữ liệu ghi nhận ở mùa giải 2016, tốc độ cao nhất tại Sochi Autodrom là 334,6km/giờ được thiết lập bởi Sergio Perez của Force India – số liệu này cũng tương đương dữ liệu tính toán cho năm nay với vận tốc trung bình khoảng 210km/giờ.

Đua xe F1, Russian GP 2018: Cuộc chiến cuối cùng tại “lục địa già” - 3

Lốp được Pirelli chỉ định ở chặng Nga GP năm nay

Nhiệt độ ở Sochi vào thời điểm diễn ra cuộc đua trong khoảng 15-25ºC khá mát mẻ nên sẽ là một điều kiện thuận lợi cho các đội đua trong việc tính toán chiến thuật lốp hợp lý. Năm nay Pirelli chỉ định lốp vàng (soft), tím (ultrasoft) và hồng (hyprersoft) một bước nhảy qua lốp đỏ (supersoft) tương tự như tại chặng đua ở Singapore. Điều này càng làm chiến thuật trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nếu muốn có một thành tích cao tại đây.

Với những bộ lốp mềm nhất này, như thường lệ các đội đua sẽ tính toán đến chiến thuật 1 lần dừng pit-stop vào thời điểm thích hợp để có thời gian đua ngắn nhất. Đặc tính đường đua mới tại Sochi kết hợp với độ bền cao của lốp Pirelli chắc chắn không thể làm khó các đội đua. Chính vì thế, chúng ta đã chứng kiến sự lựa chọn lốp không quá khác biệt gì so với tại Singapore.

Mercedes vẫn đang có kết quả tốt với chiến thuật chọn ít lốp Q khi chỉ có 7 bộ, trong khi 2 đối thủ chính vẫn chọn tới 8-9 bộ hyper-soft. Renault là đội sử dụng nhiều bộ lốp hồng nhất với 10 bộ. Với Ultra-soft, Mercedes cùng Lance Stroll và Pierre Gasly có nhiều nhất với 4 bộ còn Fernando Alonso là người có nhiều bộ lốp viền vàng (Soft) nhất với 3 bộ.

Sochi Autodrom có đường pit-lane dài (bắt đầu từ giữa cua 16-17 đi qua 2 cua vuông góc đến tận sau cua số 1), nên thời gian hoàn thành một lần pit-stop là không nhỏ - khoảng trên dưới 30giây. Hơn nữa, khi rời khỏi pit, các tay đua còn phải cạnh tranh với các chiếc xe khác bên ngoài đang có tốc độ cao và cần phải phòng thủ khá lâu trước khi tới cua thứ 2.

Do đó có thể khẳng định việc xác định thời điểm vào pit chuẩn xác sẽ đóng vai trò không nhỏ giúp cho tay đua định đoạt thành tích cuối cùng.

Đua xe F1, Russian GP 2018: Cuộc chiến cuối cùng tại “lục địa già” - 4

Thông số được set-up cho chặng đua tại Sochi năm nay

Để đua tại đây, những chiếc xe dĩ nhiên phải được thiết lập lực nén (downforce) ở mức cao để có thể đạt được độ cân bằng và ổn định qua những góc cua tốc độ thấp nối tiếp nhau, cánh gió trước và sau được hạ xuống mức thấp để xe có thể tận dụng được hệ thống khí động học khi chạy qua đường dọc bờ biển ở Sochi.

Độ bám đường ở mức trung bình, còn áp suất lốp ở mức thấp, có thể lý giải cho việc độ mòn lốp ở đây chậm hơn so với các trường đua khác.

Đường đua cuối cùng ở Châu Âu sẽ được cho là trận chiến cuối cùng của F1 năm nay. Với những thay đổi về lốp xe và động cơ. Và với 40 điểm Vettel cách Hamilton thì bây giờ Ferrari chỉ có thể mong chờ vào sự may mắn thôi nhưng niềm hy vọng của Ferrari có được thực hiện ? Hay năm nay Hamilton sẽ một lần nữa đăng quang ở mùa giải năm 2018 này?

Hãy đón xem chặng đua Russian GP trên kênh FOX Sport vào cuối tuần này. Chặng đua sẽ bắt đầu bằng phiên chạy thử lúc 15 giờ ngày 28/9, cuộc đua xếp hạng lúc 19giờ ngày 29/9 và cuộc đua chính sẽ bắt đầu lúc 18h10 ngày Chủ nhật.(theo giờ VN).

Đua xe F1, Russian GP 2018: ”Viên ngọc đen” công phá bờ Biển Đen

Mùa giải F1 2018 sẽ trở lại châu Âu lần cuối cùng với điểm đến nước Nga xinh đẹp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tran Huy – Roger Bui ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN