Trận đấu nổi bật

elena-vs-jasmine
Porsche Tennis Grand Prix
Elena Rybakina
2
Jasmine Paolini
1
alexander-vs-cristian
BMW Open
Alexander Zverev
0
Cristian Garin
2
cameron-vs-tomas-martin
Barcelona Open Banc Sabadell
Cameron Norrie
0
Tomas Martin Etcheverry
2
sloane-vs-yue
Open Capfinances Rouen Métropole
Sloane Stephens
2
Yue Yuan
0
felix-vs-jan-lennard
BMW Open
Felix Auger-Aliassime
-
Jan-Lennard Struff
-
iga-vs-emma
Porsche Tennis Grand Prix
Iga Swiatek
2
Emma Raducanu
0
arthur-vs-dusan
Barcelona Open Banc Sabadell
Arthur Fils
1
Dusan Lajovic
2
marta-vs-coco
Porsche Tennis Grand Prix
Marta Kostyuk
2
Coco Gauff
1
anhelina-vs-mirra
Open Capfinances Rouen Métropole
Anhelina Kalinina
2
Mirra Andreeva
0

Đua xe F1, Japanese GP: Thách thức với độ khó không khoan nhượng

(Tin đua xe F1 - Tin đua xe công thức 1) Là trường đua nằm ở một đất nước tươi đẹp, nơi được mệnh danh là xứ sở hoa anh đào với vẻ đẹp hữu tình, thế nhưng Suzuka lại không có vẻ thơ mộng như vậy mà còn gây ra những cơn ‘đau đầu’ với tất cả tay lái đến tham dự.

Suzuka nằm dọc bờ biển phía nam Nhật Bản, cách thủ đô Tokyo khoảng 400 km, gần 2 sân bay lớn Nagoya và Osaka. Đây là nút thắt giao thông quan trọng của Nhật khi có rất nhiều tuyến xe lửa chạy qua; tuyến tốc hành Tomei và Higashi Meihen là 2 chuyến tàu chính sẽ đưa người hâm mộ đến với đường đua này.

Tại đây có một cảng biển tấp nập nên những hãng lớn của Nhật Bản đã chọn nơi đây để xây dựng nhà máy của riêng mình. Năm 1962, đường đua mang tên Suzuka Speedway do kiến trúc sư John Hugenholtzm được xây dựng và là đường đua thử xe của Honda danh tiếng.

Đua xe F1, Japanese GP: Thách thức với độ khó không khoan nhượng - 1

Raikkonen về nhất tại Suzuka 2005 từ vị trí thứ 17 xuất phát

Chặng đua diễn ra tại Nhật Bản có tổng chiều dài 307,471 km với 53 vòng đua. Kỷ lục 1 vòng đua hoàn thành trong cuộc đua chính vẫn do "Người tuyết" Kimi Raikkonen nắm giữ kể từ năm 2005, thành tích 1 phút 31,540. Còn với kỷ lục pole thuộc về nhà ĐKVĐ Lewis Hamilton với mốc thời gian đạt được của năm ngoái, 1 phút 27,319.

Khác với phần lớn đường đua F1 hiện tại, Suzuka chỉ có 1 đoạn đường được phép sử dụng DRS duy nhất, đó là đoạn đi qua khu vực kỹ thuật, pit-lane với điểm xác định nằm ở trước cua thứ 16. Như vậy các tay đua sẽ cần phụ thuộc vào chính khả năng của mình nếu muốn vượt qua đối thủ tại đoạn 130R danh tiếng.            

Mặt đường Suzuka có độ khó thuộc loại bậc nhất thế giới hiện nay, không nhiều đoạn đường thẳng cùng với những sự thay đổi độ cao lên xuống liên tiếp, và mặt đường hẹp, các tay lái phải hoạt động liên tục mà không có nhiều được “thả lỏng” trong mỗi vòng đua. Để hoàn thành 5,8km đường đua, các tay đua phải thực hiện tổng cộng 48 lần thay đổi số.

Đua xe F1, Japanese GP: Thách thức với độ khó không khoan nhượng - 2

Thông số kỹ thuật của đường đua Suzuka

Bắt đầu cuộc đua tại góc cua số 1 và 2, tốc độ luôn được giữ mức trên 260 km/h và lực văng khá lớn. Đây là góc cua khuất và khó quan sát, chỉ cần một lần trượt bánh khỏi lề đường thì khó có thể biết được hậu quả sẽ là như thế nào.

Tiến đến những góc cua liên tiếp 3 – 4 – 5 – 6 như tạo ra một chuỗi hành trình rất vất vả, không có cơ hội cho việc bứt phá chiếm vị trí dù chiếc xe vẫn chạy ở một tốc độ khá cao, trên 200 km/h. Băng qua đoạn đường zic zac trên, các tay đay sẽ tiến hành “đổ đèo” và lên dốc ngay lập tức tại khúc cua số 7 rồi tới Dunlop Curve.

Đua xe F1, Japanese GP: Thách thức với độ khó không khoan nhượng - 3

Cây cầu được cho là điểm nổi bật nhất ở đường đua Suzuka

Đặc biệt nhất tại Suzuka chính là gầm cầu một chiều tại khúc cua 8 – 9, Suzuka là đường đua duy nhất còn thi đấu có sự giao cắt trên cùng một mặt đường đua. Đây chính là “cái bẫy” đầu tiên trên trường đua, mang tên Degner Curve, nếu không chạy chuẩn xác và tận dụng gờ giảm tốc, bãi sỏi và rào chắn luôn sẵn sàng “chào đón” các tay đua.

Hairpin, góc cua 11, nơi đây tốc độ giảm đột ngột nhưng đường đua không mở rộng.Tiến đến 200R, góc cua có bán kính lên đến 200m và độ dốc bắt đầu tăng, lúc này là cơ hội cho những màn đuổi bắt với gia tốc tăng nhanh. Sau khi qua Spoon Curve là cơ hội của KERS. Đây là đoạn đường nghỉ ngơi ngắn duy nhất của các tay đua, mặt đường dốc cao và xe sẽ đi trên cây cầu vượt tại 130R.

Góc cua 14 có bán kính 130 m mang tên 130R là nơi có nhiều tai nạn thảm khốc, tốc độ trên 310 km/h và đánh lái đột ngột cùng việc giữ thăng bằng khiến cho 130R được so sánh ngang bằng Eau Rouge tại Spa Francorchamps. Bạn phải bẻ lái thật nhanh qua bên trái mà vẫn duy trì được tốc độ cao. Thành công, bạn có thể tới được Casino Chicane cuối cùng của đường đua, hoàn thành 1 vòng quanh Suzuka.

Đua xe F1, Japanese GP: Thách thức với độ khó không khoan nhượng - 4

Lốp được Pirelli chỉ định ở chặng Suzuka năm nay

Pirelli chỉ định bộ trung bình (medium, trắng), mềm (soft, vàng) và siêu mềm (supersoft, đỏ) cho chặng đua. Vòng cua rộng số 15 (tức 150R) là nơi lốp xe tiếp xúc mạnh với bề mặt đường, nhất là bánh xe trước bên trái với tốc độ hơn 300 km/giờ; đòi hỏi lốp xe và chiếc xe phải có độ bám đường tốt nhất.

Hợp chất cao su trên bề mặt lốp trung bình thích ứng trong điều kiện nhiệt độ thấp, với lốp mềm sẽ cho phạm vi hoạt động linh hoạt. Nhiều khả năng sẽ có mưa trong thời gian thi đấu với thời tiết thất thường tại Châu Á hiện nay, đặc biệt là tại Nhật Bản, nơi phải hứng chịu rất nhiều trận bão trong thời gian qua.

McLaren gây sốc khi chỉ mang tới Suzuka 4 bộ lốp chạy Q Super-soft, dự báo rằng họ sẽ không quá chú trọng vào ngày thứ 7 mà mục tiêu hàng đầu là cuộc đua chính thức. Còn ở top đầu, Ferrari lại tiếp tục có một lựa chọn mạo hiểm với 10 bộ lốp viền đỏ, chỉ 1 bộ Medium và 2 bộ Soft. Mercedes và Red Bull tương tự trong các lựa chọn của mình, phân bố đều ở các loại lốp.

Đua xe F1, Japanese GP: Thách thức với độ khó không khoan nhượng - 5

Thông số được set-up cho chặng ở Japanese GP năm nay

Mặt đường tại đây chỉ rộng từ 12m đến 14m và có đến 17 góc cua lớn nhỏ. Sự nguy hiểm của Suzuka được kiểm chứng bằng những tai nạn thảm khốc trên mặt đường này trong nhiều mùa giải trước, gần nhất chính là sự ra đi đáng tiếc của Jules Bianchi (Pháp). Chính vì thế Suzuka đã được cải tạo một phần hệ thống mặt đường nhằm giảm bớt lực văng xe khi băng qua những khúc cua tốc độ cao.

Để đua tại đây, những chiếc F1 sẽ được thiết lập lực nén (downforce) ở mức trung bình để chiếc xe có thể đạt được độ cân bằng và ổn định qua những góc cua tốc độ hơi cao, cánh gió trước và sau được hạ xuống mức cao để xe có thể tận dụng được khí động trong môi trường khắc nghiệt ở đường đua Suzuka. Dĩ nhiên áp lực dồn vào lốp đạt mức cao nhất nhưng đồng thời độ bám đường cũng ở mức cao.

Đường đua cuối ở xứ sở hoa anh đào sẽ được cho là trận chiến quyết định của F1 năm nay. Với những thay đổi về lốp xe vẫn động cơ. Và với tình hình như hiện tại thì Hamilton có lẽ sẽ nắm trong tay chiếc cúp vô địch cho chặng F1 năm nay? Nhưng hi vọng Ferrari có làm một phép màu để thay đổi cục diện này.

Hãy đón xem chặng đua Japanese GP trên kênh truyền hình cáp FOX Sport vào cuối tuần này.

Đua xe F1, Japanese GP: Cuộc chiến cho kẻ ở thế cùng đường

Mùa giải F1 đang đi tới giai đoạn cuối cùng và chúng ta cùng đến với chặng đua 17.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tran Huy ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN