Trận đấu nổi bật

marin-vs-pol
Roland Garros
Marin Cilic
2
Pol Martin Tiffon
0
matteo-vs-novak
Gonet Geneva Open
Matteo Arnaldi
0
Novak Djokovic
2
andrey-vs-luciano
Hamburg Open
Andrey Rublev
2
Luciano Darderi
1
taylor-vs-hubert
Gonet Geneva Open
Taylor Fritz
0
Hubert Hurkacz
2
taylor-vs-hanna
Roland Garros
Taylor Townsend
2
Hanna Chang
1
nikoloz-vs-valentin
Roland Garros
Nikoloz Basilashvili
2
Valentin Vacherot
0
tomas-martin-vs-jiri
Hamburg Open
Tomas Martin Etcheverry
2
Jiri Lehecka
0
beatriz-vs-emma
Internationaux de Strasbourg
Beatriz Haddad Maia
2
Emma Navarro
1
anna-lena-vs-sara
Roland Garros
Anna-Lena Friedsam
2
Sara Errani
1
simona-vs-shuai
Roland Garros
Simona Waltert
2
Shuai Zhang
0
karen-vs-sebastian
Gonet Geneva Open
Karen Khachanov
1
Sebastian Ofner
2
flavio-vs-roberto
Hamburg Open
Flavio Cobolli
2
Roberto Bautista Agut
0
paula-vs-liudmila
Internationaux de Strasbourg
Paula Badosa
1
Liudmila Samsonova
2
alexandre-vs-felix
Hamburg Open
Alexandre Muller
1
Felix Auger-Aliassime
2
alexei-vs-cameron
Gonet Geneva Open
Alexei Popyrin
0
Cameron Norrie
1

Điền kinh Việt Nam làm gì để giành HCV Asiad?

Sự kiện: Asiad 2023

TPO - Ban chấp hành Liên đoàn Điền kinh Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2025-2029) xác định mục tiêu nâng tầm điền kinh Việt Nam lên một “đẳng cấp thành tích mới”. Để hiện thực hóa đồng bộ tham vọng giành huy chương vàng Asiad, cạnh tranh huy chương Olympic và khẳng định vị thế khu vực, ngành điền kinh cần có chiến lược phát triển tổng thể và dài hơi.

Điền kinh Việt Nam làm gì để giành HCV Asiad? - 1

Đại hội Liên đoàn Điền kinh Việt Nam nhiệm kỳ VIII (2025-2029) diễn ra sáng nay 25/4 đã bầu ra ban chấp hành mới gồm 19 ủy viên. Ông Hoàng Vệ Dũng và ông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ các chức vụ Chủ tịch và Tổng thư ký Liên đoàn.

Trong nhiệm kỳ này, điền kinh Việt Nam sẽ trải qua 3 kỳ SEA Games (năm 2025, 2027, 2029), 2 kỳ Asiad (năm 2026, 2030), 1 kỳ Olympic (năm 2028).

Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của điền kinh Việt Nam là xây dựng lực lượng vận động viên trọng điểm. Các VĐV trẻ tài năng cần được phát hiện, đầu tư bài bản và định hướng phát triển theo chuẩn khu vực, quốc tế.

Cùng với đó, việc duy trì tập huấn định kỳ cho đội tuyển quốc gia và đội tuyển trẻ hàng năm cũng là nhiệm vụ then chốt nhằm nâng cao thành tích ở các nội dung thế mạnh như chạy ngắn, chạy trung bình và nhảy xa.

Một hướng đi mang tính đột phá được đặc biệt nhấn mạnh là đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, y học thể thao và trí tuệ nhân tạo (AI) vào công tác tuyển chọn, huấn luyện, phục hồi và phòng ngừa chấn thương. Đây được xem là giải pháp để bắt kịp xu thế huấn luyện hiện đại, rút ngắn khoảng cách trình độ với các cường quốc điền kinh châu lục.

Ông Hoàng Quốc Vinh - Trưởng phòng Thể thao thành tích cao (Cục Thể dục thể thao) - đề nghị Liên đoàn điền kinh và bộ môn điền kinh sớm triển khai kế hoạch thuê chuyên gia, huấn luyện viên ngoại giàu kinh nghiệm để dẫn dắt đội tuyển quốc gia. “Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn ngân sách, sẵn sàng chi trả mức lương 8.000 - 10.000 USD/tháng cho các chuyên gia quốc tế. Việc này cần được triển khai càng sớm càng tốt”, ông Vinh nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Nguyên - phụ trách bộ môn điền kinh (Cục TDTT) - cho biết thêm, nếu điền kinh được phê duyệt là môn thể thao trọng điểm trong chiến lược đầu tư thành tích cao hướng đến Asiad và Olympic, ngành sẽ được phân bổ khoảng 400 tỷ đồng trong giai đoạn 2025 - 2045. Đây sẽ là cú hích lớn giúp điền kinh Việt Nam bứt phá, thu hẹp khoảng cách với các nền thể thao mạnh trong khu vực và châu lục.

(Tin thể thao, tin điền kinh) Nguyễn Thị Oanh hướng tới kỷ lục chạy 5.000m tại giải marathon quốc gia 2025.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Hải - Trọng Đạt ([Tên nguồn])
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN