Trận đấu nổi bật

grigor-vs-jakub
Mutua Madrid Open
Grigor Dimitrov
1
Jakub Mensik
2
roberto-vs-karen
Mutua Madrid Open
Roberto Bautista Agut
1
Karen Khachanov
2
miomir-vs-casper
Mutua Madrid Open
Miomir Kecmanovic
0
Casper Ruud
2
mayar-vs-elena
Mutua Madrid Open
Mayar Sherif
-
Elena Rybakina
-
tallon-vs-holger
Mutua Madrid Open
Tallon Griekspoor
-
Holger Rune
-
andrey-vs-alejandro
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
-
Alejandro Davidovich Fokina
-
hubert-vs-daniel
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
-
Daniel Altmaier
-
sebastian-vs-taylor
Mutua Madrid Open
Sebastian Baez
-
Taylor Fritz
-
thiago-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Thiago Seyboth Wild
-
Carlos Alcaraz
-

Để tránh chuyện đáng tiếc vì doping

Khi những trường hợp dính chất cấm (doping) tại SEA Games 31 năm 2022 vừa kết thúc án phạt thì thể thao Việt Nam lại đón nhận án phạt khác liên quan đến việc sử dụng thuốc liên quan đến doping ở môn thể dục Aerobic. Dù lần này chỉ là một trường hợp nhưng cũng đủ để thấy việc phòng, chống doping không hề đơn giản, luôn cần được chú trọng để tránh chuyện đáng tiếc…

Vô tình cũng phải chịu phạt

Câu chuyện VĐV Trần Hà Vi của đội tuyển Aerobic có mẫu thử dương tính với doping khi tham dự giải Aerobic vô địch châu Á 2023 ở Mông Cổ (từ ngày 15 tới 17/9/2023) đã được người trong nghề biết tới từ sau giải đấu, khi kết quả mẫu thử doping với VĐV này được thông báo. Đáng chú ý, tại giải đấu này, Trần Hà Vi đã giành HCV cá nhân, cũng là một trong những tấm HCV danh giá của giải. Người có trách nhiệm cũng không muốn câu chuyện trở nên ồn ào nên đã giữ bí mật đến mức tối đa. Và chỉ khi Liên đoàn Thể dục thế giới công bố án phạt sau các lần giải trình của VĐV thì mọi người mới biết tới nhiều hơn.

Theo lý giải của người trong cuộc, lý do dẫn đến việc Trần Hà Vi có mẫu thử dương tính với doping là do sử dụng thuốc điều trị về vấn đề sức khỏe nhưng không kiểm tra kỹ thành phần. Ở đây có thể hiểu là VĐV không cố ý sử dụng doping để gia tăng thành tích. Dù vậy, VĐV không báo cáo Ban huấn luyện nên dẫn đến cơ sự. Có lẽ cũng vì vậy nên sau khi xem xét giải trình của Trần Hà Vi với Tổ chức phòng, chống doping quốc tế (WADA) nên mức phạt mới là cấm thi đấu 24 tháng, tới hết ngày 15/11/2025. Đây là mức phạt được đánh giá là vừa phải với một trường hợp sử dụng doping. Bởi nếu xác định VĐV cố ý sử dụng để tăng thành tích thì án phạt sẽ nặng hơn nhiều, trong đó nặng nhất là cấm thi đấu vĩnh viễn.

Một buổi truyền thông về phòng, chống doping cho vận động viên.

Một buổi truyền thông về phòng, chống doping cho vận động viên.

Tất nhiên, khi án phạt đã được công bố thì những người xung quanh cũng không cố đi tìm hiểu VĐV đã sử dụng loại thuốc gì, để chữa bệnh hay giảm cân nhằm thanh thoát hơn trong khi thi đấu. Vấn đề ở đây chỉ là việc sử dụng thuốc nhưng không báo cáo Ban huấn luyện. Đây cũng là điều tối kỵ với một VĐV chuyên nghiệp. Trong khi điều này đã được nhắc đi nhắc lại trong các buổi truyền thông về phòng, chống doping ở các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia hay một số địa phương trong thời gian qua.

Việc này cũng có nét giống với trường hợp 5 VĐV đội tuyển điền kinh quốc gia dương tính với doping tại SEA Games 31 dẫn đến bị tước huy chương và cấm thi đấu từ 16 - 18 tháng (đến cuối tháng 11 vừa qua, cả 5 VĐV đều hết hạn bị cấm thi đấu). Trong giải trình với Cơ quan Phòng, chống doping quốc tế (WADA), các VĐV nói rằng đã tự ý sử dụng một loại thực phẩm chức năng trên thị trường để giúp hồi phục, đủ dinh dưỡng trong quá trình tập luyện. Loại thực phẩm chức năng này không thuộc danh mục thực phẩm được các cơ quan y tế ở đất nước sản xuất xác nhận đủ điều kiện sử dụng với VĐV thể thao. Điều này dẫn đến mẫu thử của các VĐV trên dương tính với dop ing. Người trong nghề cũng thông cảm với nhóm VĐV trên khi đều tin rằng họ không cần sử dụng doping cũng đủ giành huy chương tại SEA Games 31. Thế nên, nhóm VĐV mới chỉ bị cấm thi đấu không vượt mốc thời gian 2 năm.

Và trong làng thể thao Việt Nam, cũng có không ít trường hợp khác dương tính với doping cũng chỉ vì tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh cũng như thực phẩm chức năng.

Bắt đầu từ ý thức của VĐV

Trong nhiều buổi truyền thông về phòng, chống doping trong thể thao ở Việt Nam thời gian qua, thông điệp được các chuyên gia đưa ra vẫn là luôn cần sự nhận thức, tự giác của VĐV trong sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng cũng như khai báo về việc có sử dụng thuốc chữa bệnh hay không, nếu có là loại gì khi làm thủ tục xét nghiệm doping. Bác sĩ Phạm Mạnh Hùng, từng là thành viên Đoàn thể thao Việt Nam ở ASIAD năm 2010 kể rằng, ở kỳ ASIAD đó từng có một VĐV đội tuyển cờ vua phải đi xét nghiệm doping. VĐV đó lại sử dụng thuốc liên quan đến bệnh mạn tính nên khả năng bị xác định là sử dụng doping rất cao. Đã có không ít lo lắng trong Đoàn khi VĐV trên phải đi thử doping nhưng khi bác sĩ trong Đoàn đã nắm bắt thông tin và báo với bộ phận y tế thì việc này được chấp nhận.

Thực tế, trong làng thể thao Việt Nam hiện nay, nhận thức của nhiều VĐV đối với doping cũng đã nâng lên đáng kể. Cũng vẫn từ câu chuyện của bác sĩ Phạm Mạnh Hùng thì nhiều VĐV wushu Hà Nội tham gia đội tuyển quốc gia trước mỗi giải quốc tế đều hỏi ông về các loại thuốc để chữa bệnh, thuốc bổ mà họ định sử dụng để tránh nguy cơ dương tính với doping. “Họ biết rằng ở giải đấu đó sẽ có nhiều cơ hội giành huy chương nên cần chắc chắn là không dính dáng đến doping để bảo đảm có thể giữ tấm huy chương bên mình khi đạt được thay vì đạt rồi lại bị tước vì dương tính với doping. Mà đi kèm doping thường là tiền thưởng và các chế độ đãi ngộ khác. Thực sự mừng vì đã có nhiều VĐV như vậy”, bác sĩ Phạm Mạnh Hùng nói.

Tuy nhiên, từ trường hợp VĐV đội tuyển Aerobic vừa nhận án phạt vì dương tính với doping cũng đủ cho thấy còn nhiều vấn đề phải xử lý liên tục trong phòng, chống doping ở làng thể thao Việt Nam cho dù lãnh đạo ngành Thể thao khẳng định rằng thể thao Việt Nam luôn nói không và không bao giờ có chủ trương trong việc sử dụng chất bị cấm. Không kể, ngành Thể thao luôn đề cao công tác giáo dục tư tưởng, sự kiểm tra sát sao với các đội tuyển quốc gia trong phòng, chống doping.

Ngay trong năm 2024 này, Trung tâm Doping và Y học thể thao Việt Nam cũng sẽ tổ chức các lớp truyền thông, phòng, chống doping tại các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ; lấy 28 mẫu xét nghiệm doping tại một số giải vô địch quốc gia… Tuy nhiên, xem ra từng ấy vẫn chưa đủ vì phải lấy nhiều hơn mẫu thử doping, có thể gấp 3-4 lần so với mức 28 mẫu ở nhiều giải vô địch quốc gia thì mới tác động nhiều vào ý thức của VĐV bên cạnh việc trông chờ vào sự tự giác đến từ VĐV.

Tất nhiên, ở đây lại có bài toán về nguồn kinh phí xét nghiệm doping khi hầu hết kinh phí được cấp cho ngành Thể thao mỗi năm chi cho việc ăn, ở, tập huấn và thi đấu quốc tế của các đội tuyển quốc gia cũng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu.

Ai cũng hiểu, mỗi lần có VĐV bị xác định sử dụng doping là một lần hình ảnh, uy tín của thể thao Việt Nam bị ảnh hưởng. Câu chuyện vẫn là phải thực hiện liên tục các giải pháp truyền thông với các HLV, VĐV trong phòng, chống doping để không xảy ra các trường hợp dương tính với doping vì lý do “trời ơi đất hỡi” cũng như các tăng cường thực hiện xét nghiệm doping ngay từ các giải vô địch quốc gia.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, thể thao Việt Nam rúng động vì hai vụ việc liên quan trực tiếp đến chế độ đãi ngộ vận động viên. Từ suất ăn bị cắt xén của Đội tuyển Bóng bàn trẻ Quốc gia cho đến việc tiền thưởng của tuyển thủ thể dục dụng cụ bị ăn chặn khiến người hâm mộ thể thao và cả xã hội bức xúc. Nếu các bộ ngành liên quan không có hành động quyết liệt và nhanh chóng, ăn chặn trong thể thao sẽ là vấn nạn nguy hiểm, đe dọa sự phát triển của thể thao Việt Nam…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Minh Hà ([Tên nguồn])
Đoàn thể thao Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN