Nóng tuần qua: Lưu ý những hành vi lừa đảo qua giao dịch điện tử ngân hàng dịp Tết

Sự kiện: Kinh Doanh

Thời điểm cận Tết là thời điểm mà các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Để bảo vệ thông tin và tài sản cá nhân, các ngân hàng đưa ra cảnh báo và phòng tránh lừa đảo qua giao dịch điện tử giai đoạn Tết Nguyên Đán 2020.

Nhiều thủ đoạn lừa đảo giao dịch điện tử qua ngân hàng tinh vi

Một ngân hàng vừa đưa ra khuyến cáo tới khách hàng về một số thủ đoạn lừa đảo và lấy cắp thông tin dịch vụ ngân hàng. Đối tượng lừa đảo tìm cách lấy cắp các thông tin dịch vụ ngân hàng của khách hàng, từ đó truy cập và chiếm đoạt tiền từ tài khoản.

Một số hình thức lấy cắp thông tin phổ biến bao gồm: Đối tượng lừa đảo mạo danh là người thân và thông báo sẽ chuyển tiền cho khách hàng. Đối tượng gửi cho khách hàng đường link giả mạo và yêu cầu xác nhận thông tin.

Ngân hàng đưa ra nhiều khuyến cáo khách hàng phòng tránh lừa đảo qua giao dịch điện tử.

Ngân hàng đưa ra nhiều khuyến cáo khách hàng phòng tránh lừa đảo qua giao dịch điện tử.

Khách hàng truy cập vào link giả mạo và cung cấp cho đối tượng các thông tin về dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập, mật khẩu, mã OTP) hoặc các thông tin về thẻ (số thẻ, ngày hiệu lực, mã số bảo mật của thẻ, mã OTP).

Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng yêu cầu khách hàng xác thực thông tin để nâng cấp dịch vụ. Đối tượng lừa đảo lập website/fanpage trên mạng xã hội để mạo danh ngân hàng.

Đối tượng lừa đảo tiếp cận khách hàng để tư vấn các sản phẩm vay với điều kiện và lãi suất ưu đãi hơn so với sản phẩm ngân hàng đang cung cấp. Sau đó, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, công việc, thu nhập… để phục vụ mục đích gian lận hoặc hướng khách hàng sang các dịch vụ tín dụng đen.

Cùng với đó, một thủ đoạn khác là lừa đảo mạo danh là nhân viên bưu điện thông báo khách hàng bị nợ cước viễn thông, hoặc khách hàng có bưu kiện, yêu cầu khách hàng phải chuyển tiền để thanh toán cước viễn thông hoặc chuyển tiền cước phí vận chuyển bưu kiện hoặc cước lưu kho.

Đối tượng lừa đảo mạo danh là cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát thông báo khách hàng có liên quan đến vụ án buôn lậu/rửa tiền/mua bán ma túy và yêu cầu khách hàng chuyển tiền tới tài khoản của cơ quan công an (giả mạo) để tạm giữ, phục vụ công tác điều tra.

Đối tượng lừa đảo mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo khách hàng trúng thưởng, và yêu cầu khách hàng chuyển tiền phí để nhận thưởng. 

Ngân hàng khuyến cáo khách hàng phòng tránh lừa đảo qua giao dịch điện tử gồm: tuyệt đối giữ bí mật các thông tin bảo mật Ngân hàng điện tử E-Banking bao gồm tên đăng nhập/mật khẩu đăng nhập/mã mở khóa Smart OTP. Không cài đặt các phầm mềm Crack, can thiệp vào thiết bị, hệ điều hành.

Không nhập mật khẩu đăng nhập/mã OTP trên các trang mạng không rõ nguồn gốc, hoặc đường link lạ; không thực hiện giao dịch trên các thiết bị công cộng, tiềm ẩn rủi ro cao, hay lưu thông tin tự động đăng nhập Ngân hàng điện tử tại bất kì đâu...

Năm 2019, Việt Nam đã chi 3,1 tỷ USD để nhập khẩu ô tô

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, hết năm 2019, ước tính đã nhập khẩu 142.000 ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng trị giá đạt 3,1 tỷ USD, tăng 71% về lượng và tăng 69,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Tính riêng trong tháng 12/2019, mặt hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam ước tính đạt 8.000 chiếc, với tổng trị giá đạt 140 triệu USD.

Xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống nhập về Việt Nam chủ yếu xuất xứ ASEAN, trong đó, cao nhất là từ Thái Lan, Indonesia....

Ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ ô tô nhập khẩu của Thái Lan hay Indonesia. Hai quốc gia Đông Nam Á này là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô hàng đầu, từ đó cơ hội thu hút các hãng đầu tư sản xuất vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Hà Nội sẽ thanh tra đột xuất và định kỳ chất lượng nước sinh hoạt

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020.

Theo đó, nội dung kiểm tra sẽ gồm công tác nội kiểm và kiểm tra chất lượng nước thành phẩm tại các cơ sở cấp nước với tần suất ít nhất 1 lần/năm.

Hà Nội sẽ thanh tra đột xuất và định kỳ chất lượng nước sinh hoạt

Hà Nội sẽ thanh tra đột xuất và định kỳ chất lượng nước sinh hoạt

Việc kiểm tra đột xuất sẽ được thực hiện khi có nghi ngờ về chất lượng nước thành phẩm qua theo dõi báo cáo tình hình chất lượng nước định kỳ, đột xuất của đơn vị cấp nước; khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước; khi kết quả kiểm tra chất lượng nước hoặc điều tra cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm; khi có các phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về chất lượng nước hoặc khi có các yêu cầu đặc biệt khác.

Rạng Đông dừng làm bóng đèn chứa thủy ngân tại nhà máy ở Thanh Xuân

Ông Nguyễn Xuân Lưu - Bí thư, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP Hà Nội) - cho biết, đến thời điểm này, Công ty Rạng Đông đã dừng sản xuất bóng đèn chứa thủy ngân tại nhà máy nằm trên địa bàn phường Hạ Đình.

Hơn 4 tháng sau vụ cháy Công ty Rạng Đông, đến nay người dân quanh khu vực còn 2 kiến nghị chính. Cụ thể, là sớm di dời nhà máy này và một số doanh nghiệp ra khỏi khu vực, như Công ty Động Lực, Công ty in Thông tấn xã. Nhân dân cũng mong muốn Công ty Rạng Đông dừng sản xuất.

Với kiến nghị trên của nhân dân, quận Thanh Xuân đã phối hợp với Sở TN-MT rà soát những nội dung liên quan, có báo cáo đầy đủ gửi cơ quan chức năng. Cụ thể, Công ty Rạng Đông là 1 trong 11 doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân phải di dời theo Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ. Và công ty này phải di dời theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

Việt Nam có FTA với 60 nền kinh tế trên toàn cầu

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết 2019, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 FTA, trong đó có 13 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực, 1 FTA đã ký kết và chờ phê chuẩn (EVFTA), 3 FTA đang đàm phán.

Các FTA này đã đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng, tiếp cận thị trường toàn cầu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ nay, thị trường bia Việt Nam chấm dứt thời vàng son?

Thị trường bia Việt có khả năng sẽ không nhiều hấp dẫn như các dự báo trước đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN