Nhà đầu tư trong nước tranh mua hồ sơ dự thầu cao tốc Bắc – Nam
Đến nay, có khoảng 30 nhà đầu tư trong nước đã tham gia mua hồ sơ dự thầu cao tốc Bắc - Nam. Bộ Giao thông Vận tải kỳ vọng có thể thu hút được 50 - 60 nhà đầu tư trong nước tham gia.
Thảo luận Tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho biết, đang thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế và dự toán các dự án cao tốc Bắc - Nam.
Theo Bộ trưởng, riêng với 8 dự án PPP thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam, hiện Bộ GTVT đã phát hành hồ sơ mời sơ tuyển đấu thầu trong nước. Thời gian sơ tuyển khoảng 2 tháng.
“Hiện có khoảng 30 nhà đầu tư trong nước đã tham gia mua hồ sơ dự thầu. Chúng tôi kỳ vọng có thể thu hút được 50 - 60 nhà đầu tư trong nước tham gia”, ông Thể nói.
Bộ trưởng cho biết, theo Luật Đầu tư công, nếu chưa có nhà đầu tư thì chưa làm thiết kế kỹ thuật, chưa chuẩn bị điều kiện khởi công được. Do đó, dự kiến tháng 8/2020, khi có nhà đầu tư thì mới có thể khởi công dự án này.
“Từ nay đến thời điểm đó sẽ tập trung công tác giải phóng mặt bằng. Chúng ta mong muốn rất nhanh, nhưng pháp luật quy định nhiều khâu, chúng ta không thể làm khác được", tư lệnh ngành cho biết thêm.
Trước đó, hôm 14/9/2019, Bộ Giao thông Vận tải có thông báo về việc hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu quốc tế và chuyển sang đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể.
Trong báo cáo gửi lên Quốc hội, Chính phủ cho biết quyết định này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thực tiễn trong nước và khu vực.
“Mục tiêu là phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư dự án quan trọng quốc gia nhằm phát triển năng lực doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng”, báo cáo nêu.
Theo Chính phủ, việc hủy sơ tuyển nêu trên đã được quy định tại hồ sơ mời sơ tuyển quốc tế đã phát hành "bên mời thầu có quyền hủy sơ tuyển mà không cần nêu bất kỳ lý do nào".
Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển để phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước. Ngày 10/10/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã thông báo mời sơ tuyển và dự kiến hoàn thành công tác sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư trong khoảng tháng 2/2020.
Bên cạnh nguồn vốn tín dụng và các quy định liên quan, Chính phủ cho rằng, việc chuyển từ đầu thấu quốc tế sang đấu thầu rộng rãi trong nước là yếu tố khách quan, có thể làm chậm tiến độ dự án khoảng 3 tháng.
Theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội, trường hợp không lựa chọn được nhà đầu tư, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.
Liên quan tới dự án cao tốc Bắc-Nam, trước đó, Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ hoàn thiện báo cáo trình Chính phủ, Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV vào tháng 5/2020.
Sau khi trình Quốc hội, nếu được thông qua, dự án sẽ được triển khai vào giai đoạn 2021-2030 hoặc sau 2030.
Giai đoạn 2021-2030, một hoặc hai đoạn tuyến đường sắt cao tốc sẽ được đề xuất xây dựng, ưu tiên đoạn TPHCM đi sân bay Long Thành (Đồng Nai) và một số đoạn ưu tiên khác.
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình thực hiện Nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội về chủ trương...