Gia đình tỷ phú Trần Đình Long sắp nhận gần 500 tỷ đồng tiền tươi thóc thật

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tính theo giá thị trường và quyền nhận cổ tức, tỷ phú Trần Đình Long cùng người thân dự kiến nhận về 472 tỷ đồng tiền mặt và 188,8 triệu cổ phiếu của Hòa Phát.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát vừa thông báo ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2019.

Theo đó, tập đoàn sẽ chi trả cổ tức với tổng tỷ lệ 25%, trong đó 5% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng nhận 500 đồng) và 20% bằng cổ phiếu (cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu nhận thêm 2 cổ phiếu mới). Ngày đăng ký cuối cùng là 30/7 và ngày thanh toán dự kiến là 7/8.

Gia đình tỷ phú Trần Đình Long dự kiến nhận về gần 500 tỷ đồng tiền mặt từ việc chia cổ tức

Gia đình tỷ phú Trần Đình Long dự kiến nhận về gần 500 tỷ đồng tiền mặt từ việc chia cổ tức

Như vậy với 2,76 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, tập đoàn Hòa Phát dự kiến sẽ phải chi tới 1.380 tỷ đồng và phát hành 552 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông.

Liên quan đến thương vụ này, hiện cả Chủ tịch HĐQT Hòa Phát Trần Đình Long và vợ con đang sở hữu 942,6 triệu cổ phiếu HPG của Hòa Phát (trong đó ông Long sở hữu trực tiếp 700 triệu cổ phiếu). Cộng thêm cổ phần của một số thành viên khác, gia đình ông Trần Đình Long sở hữu tổng cộng gần 944 triệu cổ phiếu.

Chốt phiên giao dịch ngày 16/7, cổ phiếu HPG ở mức 28.600 đồng/CP. Như vậy, tính theo giá thị trường và quyền nhận cổ tức, gia đình tỷ phú Trần Đình Long dự kiến nhận về 472 tỷ đồng tiền mặt và 188,8 triệu cổ phiếu của Hòa Phát.

Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên mới đây, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT tiết lộ doanh nghiệp có thể đạt 2.700 tỷ đồng lợi nhuận quý II, cao hơn gần 32% cùng kỳ năm ngoái và là quý có lợi nhuận cao nhất lịch sử của Hoà Phát. Lũy kế 6 tháng, Hòa Phát ước đạt khoảng 5.000 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng 29,5% cùng kỳ năm trước.

Năm 2020, Hòa Phát đề ra kế hoạch doanh thu 86.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 33% và 19% so với thực hiện năm trước.

Lãnh đạo Hòa Phát kỳ vọng đến năm 2021, khi 4 lò cao của dự án Dung Quất (Quảng Ngãi) đi vào hoạt động đồng bộ, Hòa Phát sẽ đạt công suất thép thô 8 triệu tấn/năm và trở thành doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất Việt Nam, vượt qua Formosa.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng hôm nay 17/7: Vàng lao dốc không phanh, giới đầu tư hoảng loạn

Sáng nay, giá vàng quay đầu giảm mạnh trong bối cảnh lo ngại các nền kinh tế sẽ bị phong tỏa trở lại khi dịch Covid-19...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Lan ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN