Tiền lại "sợ" chứng khoán

Những phiên “lao dốc” của VN-Index đã khiến những nhà đầu tư lạc quan nhất cũng lung lay, dòng tiền đang sợ chứng khoán.

Sàn thành phố Hồ Chí Minh

Phiên lao dốc của VN-Index trong thứ sáu tuần trước khiến nhà đầu tư lo ngại. Vì vậy, mở cửa phiên đầu tuần, hàng loạt blue-chip bị bán tháo khiến VN-Index tiếp tục chìm trong sắc đỏ. Trong khi đó, lực cầu rất khiêm tốn khiến thanh khoản đi xuống. Thị trường ngày càng ảm đạm. Có thời điểm VN-Index giàm về sát 560 điểm.

Tuy nhiên, sau hơn 2 tiếng giao dịch, niềm tin đã trở lại khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn như GAS, HPG, MSN,… đảo đi lên. Những blue-chip này truyền cảm hứng tới toàn thị trường giúp nhiều midcap và penny tăng điểm theo. VN-Index lấy lại sắc xanh và duy trì đà tăng tới thời điểm đóng cửa phiên sáng.

Thế nhưng, đà tăng không kéo dài được lâu. Tới phiên chiều, VN-Index rơi tình trạng quen thuộc trong những phiên gần đây. Đó là lao dốc. Càng về cuối phiên,VN-Index lao dốc càng mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/4, VN-Index giảm 7,19 điểm, tương ứng 1,27% và dừng ở mức 558,14 điểm. Đây là mức tương đối thấp.

Tổng khối lượng giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 95.569.640 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.503,928 tỷ đồng. Có thể thấy, thanh khoản đang có xu hướng giảm dần đều. Dòng tiền đang “sợ” chứng khoán. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 1.700.770 cổ phiếu, tương ứng 32,91 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 50 mã tăng giá, 47 mã đứng giá và 186 mã giảm giá.

VN30-Index có tốc độ giảm tương tự VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/4, VN30-Index giảm 7,46 điểm, tương ứng 1,2% và dừng ở mức 613,67 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 33.947.010 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 910,449 tỷ đồng. Nhóm VN30-Index có 3 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và 25 mã giảm giá.

3 blue-chip hiếm hoi tăng giá là DRC, MSN và STB. 3 công ty hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau. DRC tăng 300 đồng/CP lên 41.300 đồng/CP, MSN tăng 500 đồng/CP lên 90.000 đồng/CP. STB tăng 200 đồng/CP lên 19.300 đồng/CP. Trong phiên, chỉ có DRC có thời điểm giảm giá.

Ở chiều ngược lại, hàng loạt blue-chip mất mát. FPT mất mát nhiều nhất khi giảm 2.500 đồng/CP xuống 65.000 đồng/CP. Các mã giảm ít hơn là HSG giảm 1.700 đồng/CP xuống 48.300 đồng/CP, SSI giảm 1.600 đồng/CP xuống 25.900 đồng/CP, GMD giảm 1.100 đồng/CP xuống 27.400 đồng/CP, VNM giảm 1.000 đồng/CP xuống 139.000 đồng/CP,..

Trong khi thị trường “đỏ lửa”, vẫn có 2 mã hiếm hoi đi ngược xu hướng khi tăng trần. Đó là MDG và GIL. GIL tăng 1.700 đồng/CP lên 26.200 đồng/CP. MDG tăng 300 đồng/CP lên 6.000 đồng/CP. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch của cả GIL. Đầu phiên, MDG đứng giá ở mức 5.700 đồng/CP.

Sàn Hà Nội

Sàn Hà Nội có tốc độ “rơi” mạnh hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên giao dịch 21/4, HNX-Index giảm 1,71 điểm, tương ứng 2,13% và đóng cửa ở mức 78,87 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 74.640.639 cổ phiếu, tương ứng 859,816 tỷ đồng, đứng ở mức thấp. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 11.313.515 cổ phiếu, tương ứng 174,2 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 62 mã tăng giá, 40 mã đứng giá và 175 mã giảm giá.

Trong 4 chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, HXN30-Index là chỉ số có tốc độ giảm mạnh nhất. Chốt phiên ngày 21/4, HNX30-Index giảm 6,48 điểm, tương ứng 3,98% và đóng cửa ở mức 156,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 39.012.600  cổ phiếu, tương ứng 503,162 tỷ đồng. Trong nhóm có 2 mã tăng giá, 0 mã đứng giá và 28 mã giảm giá.

Blue-chip hiếm hoi tăng giá là VCG. VCG tăng 200 đồng/CP lên 14.000 đồng/CP. Một blue-chip không tăng giá, không đứng giá và cũng không giảm giá là NTP. NTP không có bất cứ giao dịch nào thành công khi trên bảng giao dịch điện tử, bên dư bán hoàn toàn là sắc xanh còn bên dư mua chìm trong sắc đỏ. Cung cầu NTP không gặp nhau.

PGS là blue-chip giảm mạnh nhất trên sàn Hà Nội. PGS giảm 2.300 đồng/CP xuống 28.000 đồng/CP, Các mã đứng ngay sau PGS là PVS giảm 2.100 đồng/CP xuống 24.600 đồng/CP, SD9 giảm 1.300 đồng/CP xuống 14.100 đồng/CP, PVG giảm 800 đồng/CP xuống 12.000 đồng/CP, PVC giảm 800 đồng/CP xuống 15.200 đồng/CP,….

ICG là blue-chip duy nhất giảm sàn. ICG giảm 900 đồng/CP xuống 8.100 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, phía dư mua hoàn toàn trống trơn. Trong khi bên dư bán lệnh bán khá khiêm tốn. Không nhiều người sẵn sàng trao đổi ICG nên khối lượng giao dịch ICG khá thấp.

Hôm nay, giao dịch thỏa thuận trên sàn Hà Nội tăng đột biến. Giao dịch tập trung ở ACB khi có tới hơn 8,5 triệu cổ phiếu ACB, tương ứng 143,037 tỷ đồng được trao tay. Không ít cổ phiếu ACB được chuyển nhượng ở mức giá sàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN