Sau năm 2018 chật vật, Hoa Sen sẽ kinh doanh ra sao trong năm 2019?

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính 2017 - 2018 (từ 1/10/2017 đến 30/9/2018),

Kế hoạch doanh thu giảm, lãi tăng

Trong niên độ 2018-2019, Hoa Sen đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 31.500 tỷ đồng, giảm 9% so với niên độ trước; lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng, tăng 22% so với niên độ trước. Hoa Sen dự kiến sẽ tăng sản lượng tiêu thụ lên 2.006.000 tấn/năm để củng cố vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Sau năm 2018 chật vật, Hoa Sen sẽ kinh doanh ra sao trong năm 2019? - 1

Kế hoạch kinh doanh niên độ 2018-2019 của Hoa Sen. Nguồn: Hoa Sen Group

Theo Hoa Sen Group, kế hoạch này “được xây dựng một cách thận trọng nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững" bởi Hoa Sen cho rằng thị trường thép 2019 vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều bất lợi. Cụ thể như:

Thứ nhất, việc các nền kinh tế lớn có xu hướng leo thang trong các cuộc xung đột thương mại, bảo hộ sản xuất, phá giá tiền tệ, cộng với những bất ổn đối với tình hình kinh tế - chính trị Thế giới sẽ tiếp tục là những nguyên nhân làm cho giá thép nguyên liệu biến động khó lường, gây ảnh hưởng đến giá vốn của các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Thứ hai, hoạt động xuất khẩu ngày càng khó khăn do các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo hộ sản xuất nội địa từ các quốc gia nhập khẩu thép và tình hình tỷ giá biến động không ổn định.

Thứ ba, thị trường nội địa sẽ bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt do các doanh nghiệp thép chuyển hướng tập trung vào thị trường nội địa, suy giảm nhu cầu và những hành vi gian lận thương mại thông qua việc nhập khẩu ồ ạt sản phẩm thép kém chất lượng, giá rẻ vào Việt Nam.

Bên cạnh kế hoạch kinh doanh, HĐQT Hoa Sen cũng sẽ trình đại hội đồng cổ đông phương án phân phối lợi nhuận của niên độ 2017 – 2018. Dự kiến Hoa Sen sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện tối đa 10% cho niên độ 2017 - 2018.

Hoa Sen gặp khó khăn gì trong năm 2018?

Trong báo cáo kết quả kinh doanh niên độ 2017-2018, Hoa Sen đã đưa ra một loạt yếu tố khó khăn từ bên ngoài như tỷ giá USD/VND biến động, lạm phát diễn biến phức tạp, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hay thị trường bất động sản có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo Hoa Sen, các yếu tố này gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ngành thép nói riêng.

Đáng chú ý, Hoa Sen nhấn mạnh vào yếu tố giá nguyên liệu diễn biến khó lường. Tập đoàn này cho biết giá thép nguyên liệu tăng mạnh trong tháng 03/2018, nhưng lại đảo chiều giảm đột ngột vào tháng 04 – 05/2018, sau đó tiếp tục diễn biến theo chiều hướng phức tạp, không ổn định và giảm mạnh vào các tháng cuối năm. Điều này gây ảnh hưởng đáng kể đến giá vốn đầu vào của các doanh nghiệp, trong khi không thể cải thiện được giá bán trên thị trường, dẫn đến biên lợi nhuận sụt giảm.

Sau năm 2018 chật vật, Hoa Sen sẽ kinh doanh ra sao trong năm 2019? - 2

Cơ cấu sản lượng tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của Hoa Sen trong 2 niên độ vừa qua. Nguồn: Hoa Sen Group

Bên cạnh đó, xuất khẩu thép trong năm 2018 bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong đó điển hình là việc các thị trường xuất khẩu lớn áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu thép, phá giá tiền tệ…

Hoa Sen Group cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của tập đoàn trong niên độ 2017 – 2018 đã giảm mạnh do giá vốn quá cao trong khi giá bán không thể tăng theo kịp giá vốn. Giá vốn cao làm giá trị hàng tồn kho trong niên độ 2017 – 2018 cao hơn so với cùng kỳ dẫn đến tăng dư nợ ngắn hạn.

Về yếu tố nội tại, Hoa Sen thừa nhận do trong niên độ 2017 – 2018 và các niên độ trước đó, tập đoàn này đã tập trung triển khai các dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên làm tăng dư nợ trung và dài hạn. Dư nợ tăng, kết hợp với lãi suất tăng và tỷ giá dao động không ổn định, dẫn đến chi phí lãi vay tăng. Hệ thống phân phối phải mở rộng làm tăng các nhóm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Hoa Sen.

Vì những lý do trên, lợi nhuận sau thuế của Hoa Sen Group trong niên độ 2017 – 2018 giảm mạnh và không đạt kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Ngoài ra, Tài liệu cũng cung cấp thông tin về thù lao dành cho Hội đồng quản trị trong niên độ 2017-2018. Cụ thể, mức thù lao cho Chủ tịch HĐQT (Lê Phước Vũ) là 30 triệu đồng/tháng, Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực là 25 triệu đồng/tháng và các thành viên còn lại là 20 triệu đồng/tháng.

Tuổi Tân Hợi năm 2019: Sao Thái Bạch chiếu mạng, Đặng Lê Nguyễn Vũ trắng tay?

Theo tử vi, những ông chủ Tân Hợi (năm 1971) như ông Hồ Quỳnh Hưng, Shark Nguyễn Xuân Phú, Tô Như Toàn, vua cà phê Việt Đặng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN