Sáng 22/6: Tin tốt không giúp nổi thị trường
Mặc dù giá xăng đã giảm, CPI cũng có dấu hiệu giảm, nhưng TTCK vẫn chưa tìm được điểm tựa.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, cả hai chỉ số lại quay đầu giảm điểm. Đợt 1, thị trường xác định giá mở cửa cho VN-Index tại mức 429,95 điểm, giảm 1,19 điểm (giảm 0,28%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 2,30 triệu đơn vị, trị giá 35,66 tỷ đồng.
Đến 09h50, chỉ số VN-Index đứng ở mức 427,21 điểm, giảm 3,93 điểm (-0,91%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 14,874 triệu đơn vị, trị giá 206,430 tỷ đồng. Trong số 308 cổ phiếu niêm yết trên HOSE, có 17 mã tăng giá (chiếm 5,5%), 245 mã giảm giá và 46 mã đứng giá.
Lúc này, nhóm VN30 đang có 24 mã giảm giá và 4 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 5,1 điểm (-1,01%), xuống còn 499,61 điểm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 73,18 điểm, giảm 0,72 điểm (-0,97%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 11,503 triệu đơn vị, trị giá 122,130 tỷ đồng. Số mã tăng giá là 31 (chiếm 7,8% trong tổng số 396 mã niêm yết), số mã giảm giá là 119 và số mã đứng giá là 29.
Sau khi để mất hai mốc quan trọng là 430 điểm và 74 điểm, thị trường tỏ ra thiếu “sức bật” để có thể đảo ngược tình thế.
Nhiều CTCK nhận định, với mức điểm hiện tại và tình trạng cạn kiệt của dòng tiền bên mua kéo dài thì nguy cơ sụt giảm ngắn hạn vẫn còn hiện hữu. Mặc dù gần đây xuất hiện khá nhiều thông tin tương đối tích cực như CPI các thành phố lớn, giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước... nhưng nếu thanh khoản khớp lệnh trên hai sàn không tăng trở lại thì kịch bản tăng mạnh của thị trường sẽ khó xảy ra.
Tạm dừng phiên giao dịch buổi sáng nay, chỉ số VN-Index đứng ở mức 429,17 điểm, giảm 1,97 điểm (-0,46%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 32,395 triệu đơn vị, trị giá 471,870 tỷ đồng. Trong số 308 cổ phiếu trên HOSE, có 36 mã tăng giá (chiếm 11,7%), 186 mã giảm giá và 86 mã đứng giá.
Chỉ số VN30-Index giảm 2,17 điểm (-0,43%), xuống còn 502,54 điểm, với 8 mã tăng giá, 17 mã giảm giá và 5 mã đứng giá.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cùng thời điểm đứng ở mức 73,55 điểm, giảm 0,35 điểm (-0,47%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 24,759 triệu đơn vị, trị giá 257,890 tỷ đồng. Số mã tăng giá là 38 (chiếm 9,6%), số mã giảm giá là 144 và số mã đứng giá là 63.
Cổ phiếu Đức Long Gia Lai (DLG) hôm qua có phiên giao dịch đột biến khi khớp lệnh hơn 11% số cổ phiếu lưu hành. Tạm dừng phiên giao dịch sáng nay, DLG khớp hơn 1,83 triệu đơn vị và đứng ở mức 9.000 đồng, giảm 200 đồng/cp. Đây cũng là cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trên HOSE tính đến thời điểm này.
Trên HNX, cổ phiếu VND dẫn đầu về giao dịch với 3 triệu đơn vị được chuyển nhượng, giảm 300 đồng/cp xuống 11.400 đồng.
Trên bảng giao dịch thỏa thuận, có 16 giao dịch trên HOSE với 1,297 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, trị giá 32,04 tỷ đồng và 55 giao dịch trên HNX với 3,012 triệu cổ phiếu, trị giá 57,8 tỷ đồng. Các cổ phiếu có giá trị giao dịch thỏa thuận lớn là JVC, SVN, VNF, PGS…
Kết thúc phiên, cả hai chỉ số chứng khoán cùng xuống mức gần thấp nhất trong ngày. Dòng tiền yếu không đủ sức vực dậy thị trường, bất chấp nhiều tin tốt.
Không có bất ngờ nào khi bước sang phiên giao dịch buổi chiều, thị trường tiếp tục trạng thái ảm đạm với những lệnh đặt mua và bán yếu ớt. Sau 180 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 3,23 điểm, xuống 427,91 điểm (giảm 0,75%). Tổng khối lượng đạt 41.625.490 đơn vị, giá trị giao dịch tăng lên mức 561,15 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/06/2012, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 427,17 điểm, giảm 3,97 điểm (-0,92%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 48.850.240 đơn vị, tăng 31,81% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 693,101 tỷ đồng, tăng 29,91%.
Tổng giao dịch thỏa thuận đạt 2.899.666 đơn vị, với tổng giá trị hơn 62,81 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 51.749.906 đơn vị (+18,05%) và tổng giá trị giao dịch đạt 755,911 tỷ đồng (+9,98%).
Trong tổng số 308 mã niêm yết trên sàn HOSE, có 63 mã tăng, 162 mã giảm, 73 mã đứng giá. Trong đó, có 18 mã tăng trần, 33 mã giảm sàn và 10 mã không có giao dịch.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng, 7 mã giảm, 1 mã đứng giá. Cụ thể, GAS tăng 100 đồng/cổ phiếu (+0,26%), đạt 38.600 đồng. VNM giữ nguyên mức giá tham chiếu là 86.500 đồng/cổ phiếu.
Còn lại, EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,54%), còn 18.300 đồng. MBB giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,69%), còn 14.300 đồng. CTG giảm 100 đồng/cổ phiếu (-0,48%), còn 20.900 đồng. VCB giảm 300 đồng/cổ phiếu (-1,00%), còn 29.600 đồng.
BVH giảm 700 đồng/cổ phiếu (-1,42%), còn 48.500 đồng. VIC giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (-1,82%), còn 81.000 đồng. MSN giảm 4.000 đồng/cổ phiếu (-3,85%), còn 100.000 đồng.
Mã STB dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch khớp lệnh với hơn 2,3 triệu đơn vị (chiếm 4,78% tổng khối lượng thị trường), đóng cửa ở mức 22.400 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 100 đồng (+0,45%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 20,56% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.
Trong 5 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã tăng trần, 1 mã giảm và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVFA tăng 200 đồng lên 5.500 đồng (+3,77%). MAFPF1 tăng 100 đồng lên 3.900 đồng (+2,63%). PRUBF1 và VFMVF4 đứng ở giá tham chiếu tương ứng là 6.500 đồng và 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giảm 100 đồng xuống 8.800 đồng (-1,12%).
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 87 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 5.812.860 đơn vị, bằng 11,90% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường.
Trong đó, HAG được họ mua vào nhiều nhất với 882.370 đơn vị, chiếm 81,95% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như REE (811.640 đơn vị), SSI (411.770 đơn vị), MBB (400.210 đơn vị) và DPM (388.610 đơn vị).
Đáng chú ý, các mã được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là JVC, TNA , TDW, GMC và VCF.
SFI: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 (15%) và lấy ý kiến bằng văn bản
TTP: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 2/2011 (10%)
RIC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu (3%)
PXS: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 73,31 điểm, giảm 0,59 điểm (-0,80%). Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá đạt 37.655.800 đơn vị (+74,12%), tổng giá trị đạt hơn 356,65 tỷ đồng (+59,27%).
Phiên này, sàn HNX có 38 cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng khối lượng giao dịch là 6.464.887 đơn vị, trị giá 81,70 tỷ đồng. Trong đó, mã SHB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 4.045.000 cổ phiếu, với trị giá là 36,88 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 42.184.338 cổ phiếu (+66,99%), tổng giá trị đạt 431,32 tỷ đồng (+57,62%).
Trong số 398 cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX, có 44 mã tăng, có 198 mã giảm, 51 mã đứng giá và 105 mã không có giao dịch. Trong đó có 398 mã tăng trần và 398 mã giảm sàn.
Trong 10 cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất thị trường, có 7 mã giảm và 3 mã đứng giá là SHB, NVB, SQC.
Cụ thể, ACB bình quân đạt 25.700 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,39%). HBB bình quân đạt 5.000 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-1,96%). KLS bình quân đạt 10.200 đồng/cổ phiếu, giảm 300 đồng (-2,86%).
VCG bình quân đạt 12.000 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,83%). PVI bình quân đạt 18.700 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,53%). PVS bình quân đạt 15.700 đồng/cổ phiếu, giảm 100 đồng (-0,63%).
Mã PVX dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 4,52 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 10.000 đồng/cổ phiếu, giảm 200 đồng (-1,96%).
Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 41,25% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.
Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 614.100 cổ phiếu (38 mã) và bán ra 130.400 cổ phiếu (24 mã).
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PVS khi mua vào 136.400 đơn vị, chiếm 26,07% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là DBC, HBB, HDO, VGS với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 117.300, 104.800, 64.600, 28.000 cổ phiếu.
Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là HPC với 35.000 cổ phiếu, chiếm 17,63% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VCS, BCC, CMI, DXP với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 30.000, 23.000, 7.500, 5.000 cổ phiếu.
FDT: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2012 (10%)
MKV: Ngày GDKHQ lấy ý kiến bằng văn bản về phương án phát hành thêm CP
TV4: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu (20%)
EBS: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 (4%)
CTC: Ngày GDKHQ nhận cổ tức năm 2011 (12%)