Phố Wall vượt qua “lời nguyền tháng 9”?

Tháng 9/2012 đã đi qua “lời nguyền” là tháng tồi tệ nhất trong năm?

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/9, Dow Jones tăng 53,51 điểm, tương đương 0,4%, lên 13.593,37 điểm, cao nhất kể từ tháng 12/2007. Chỉ số này đã có 4 phiên tăng liên tiếp. Dẫn đầu đà tăng là cổ phiếu của United Tech và Caterpillar.

Standard & Poor’s 500 tăng 5,78 điểm, tương đương 0,4%, lên 1.465,77 điểm, cao nhất kể từ tháng 12/2007. Cổ phiếu năng lượng dẫn đầu đà tăng và cổ phiếu tiêu dùng dẫn đầu đà giảm.

Nasdaq Composite tăng 28,2 điểm, tương đương 0,9%, lên 3.183,95 điểm, cao nhất kể từ tháng 11/2000.

Chỉ số CBOE Volatility, chỉ số đo độ sợ hãi của nhà đầu tư tăng nhẹ, lên trên 14 điểm.

Khối lượng giao dịch phiên ngày 14/9 khoảng 8,5 tỷ cổ phiếu, cao hơn 40% so với trung bình 3 tháng.

Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 tăng 1,9%, Dow Jones tăng 2,2% và Nasdaq Composite tăng 1,5%.

Trong Dow Jones, tuần qua, cổ phiếu của Bank of America tăng nhiều nhất và cổ phiếu của Intel giảm mạnh nhất.

Trong lịch sử, tháng 9 được xem là tháng tồi tệ nhất trong năm nhưng mọi điều laijddng tốt đẹp trong tháng 9 năm nay khi các chỉ số chính đã tăng 4%.

Chứng khoán Mỹ vẫn chịu tác động tiêu cực từ công bố sẽ tung ra gói nới lỏng QE3 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Hôm 13/9, Fed tuyên bố sẽ chi 40 tỷ USD mỗi tháng để mua không giới hạn trái phiếu cho đến khi thị trường lao động Mỹ được ổn định.

Ngoài ra, Fed cũng gia hạn việc giữ nguyên lãi suất siêu thấp 0% đến 0,25% từ cuối năm 2014 đến giữa 2015. Quyết định này của Fed là điều mà thị trường trông đợi nhiều tháng qua.

Hôm qua, thị trường đón nhận thêm thông tin vĩ mô quan trọng. Cụ thể doanh thu bán lẻ Mỹ trong tháng 8 tăng nhiều nhất 6 tháng cũng là yếu tố hỗ trợ chứng khoán tăng điểm. Chi phí sinh hoạt tại Mỹ trong tháng 8 tăng mạnh nhất 3 năm, sản lượng công nghiệp Mỹ tháng 8 giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2009.

Trong khi đó niềm tin tiêu dùng Mỹ lại bất ngờ được cải thiện trong tháng 9.

Scott Wren, chiến lược gia cổ phiếu tại Wells Fargo Advisors nhận xét: “Lý do cốt yếu mà chúng ta có để giải thích cho đà tăng trong thời gian qua chính là kỳ vọng vào hành động của Fed và ECB. Tôi đang mong thấy xu hướng tăng điểm. Và đây là cơ hội để nắm bắt. Nhà đầu tư bán lẻ vẫn đang chờ đợi thị trường”.

Alan Valdes, giám đốc hoạt động sàn chứng khoán DME lại tỏ ra hoài nghi: "Tôi không nghĩ rằng điều này sẽ tạo ra một kết thúc rất hạnh phúc bởi vì chúng ta đã thấy qua QE1 và QE2, nó sẽ không tạo ra công ăn việc làm".

“Với nhiều nhà đầu tư, đây là dấu hiệu chứng tỏ nền kinh tế đang yếu đó, yếu hơn chúng ta tưởng. Chúng ta vẫn phải cần sự hỗ trợ cuộc sống”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN