Nữ đại gia và những "gái rượu" tài sắc vẹn toàn

Luôn sát cánh cùng mẹ trong những hoạt động kinh doanh, những "gái rượu" của các nữ đại gia dưới đây đã cùng mẹ mình ghi dấu ấn mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh.

Mẹ con bà Lê Thị Thúy Ngà – Trần Thị Quỳnh Ngọc

Nữ đại gia và những "gái rượu" tài sắc vẹn toàn - 1

Nữ đại gia Lê Thị Thúy Ngà tiếp quản vai trò Chủ tịch Tập đoàn Nam Cường sau khi chồng bà là doanh nhân Trần Văn Cường qua đời đầu năm 2010. Ông Trần Văn Cường từng là doanh nhân tiêu biểu năm 2007. Theo thông báo của doanh nghiệp và gia đình, ông Cường qua đời trước ngưỡng tuổi 53 sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Bà Ngà tiếp quản vai trò Chủ tịch Nam Cường với tất cả tài sản, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch cũ và cùng các con tiếp tục đưa Nam Cường phát triển đến ngày nay.

Bà Lê Thị Thúy Ngà ít xuất hiện trước báo giới vì vậy tên của bà cũng khá xa lạ với công chúng. Tuy nhiên, những thông tin ít ỏi về vị nữ tướng trong ngành bất động sản này cũng cho thấy bà là một minh chứng điển hình cho người phụ nữ hiện đại vừa giỏi việc kinh doanh lại quán xuyến mạnh mẽ trong gia đình.

Trong số tháng 1/2014, tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh các ngân hàng nổi tiếng như Sacombank, ACB, tập đoàn Vingroup… tập đoàn Nam Cường cũng được vinh danh. Đây là một tập đoàn có gần 30 năm kinh nghiệm kinh doanh trong ngành bất động sản. Danh sách này được đưa ra với mục đích ghi nhận và giới thiệu sơ khởi chân dung của một số gia đình kinh doanh có ảnh hưởng lớn.

Cho tới thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của tập đoàn Nam Cường đạt 4.500 tỷ đồng. Riêng cá nhân bà Lê Thị Thúy Ngà sở hữu cổ phần xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, chiếm 88,86% cổ phần. Giả sử như cổ phiếu của Tập đoàn Nam Cường được niêm yết trên sàn chứng khoán và giao dịch tại mức giá bằng với giá trị sổ sách thì với 8.700 tỷ đồng, bà Ngà sẽ vượt qua bầu Đức ( "túi tiền" của bầu Đức tính đến ngày 4/5/2015 là 6.546 tỷ đồng) và trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán, sau chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng.

Là con gái của cố doanh nhân Trần Văn Cường và bà Lê Thị Thúy Ngà, Trần Thị Quỳnh Ngọc được kỳ vọng là người kế thừa sản nghiệp do cha mẹ mình gây dựng. Ngoại hình đẹp với ánh mắt thông minh cương nghị, Ngọc được kỳ vọng là thế hệ kế cận của Nam Cường để phát triển và củng cố sản nghiệp do cha mẹ mình dày công gây dựng. Tại doanh nghiệp bất động sản này, tỷ lệ sở hữu của Quỳnh Ngọc là 11,11%, tương đương khoảng 500 tỷ đồng.

Tại Nam Cường, lượng cổ phần Phó chủ tịch HĐQT Trần Thị Quỳnh Ngọc sở hữu lên tới 11,11%. Quy ra tiền mặt theo giá trị cổ phiếu, số tiền thuộc sở hữu của con gái bà Lê Thị Thúy Ngà khoảng 500 tỷ đồng. Cũng giống như mẹ là bà Lê Thị Thúy Ngà, Trần Thị Quỳnh Ngọc ít xuất hiện trước công chúng, trừ một số dịp đặc biệt hay sự kiện của doanh nghiệp, nơi cô đang là Phó chủ tịch HĐQT.

Cũng giống như mẹ là đại gia Lê Thị Thúy Ngà, Trần Thị Quỳnh Ngọc ít xuất hiện trước công chúng, trừ một số dịp đặc biệt hay sự kiện của doanh nghiệp, nơi cô đang là Phó chủ tịch HĐQT.

Mẹ con bà Huỳnh Bích Ngọc – Đặng Huỳnh Ức My

Nữ đại gia và những "gái rượu" tài sắc vẹn toàn - 2

Bà Huỳnh Bích Ngọc sinh năm 1962, từng là Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Sản xuất Thương mại Thành Thành Công. Hiện nay, bà Ngọc là Phó chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín kiêm Thành viên HĐQT công ty cổ phần Bourbon Tây Ninh.

Bà Huỳnh Bích Ngọc là phu nhân ông Đặng Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT Sacombank, là mẹ của ông Đặng Hồng Anh – Chủ tịch HĐQT Sacomreal. Hiện tại, Bà Ngọc nắm giữ 2,25% cổ phần Đường Biên Hòa và 1,17% cổ phần Bourbon Tây Ninh, ước tính tổng tài sản trên khoảng 34,6 tỷ đồng.

Không xuất hiện trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán, tuy nhiên, bà Huỳnh Bích Ngọc lại là một nữ doanh nhân rất quyền lực, có trong tay rất nhiều doanh nghiệp lớn ngành mía đường và được mệnh danh là “Nữ hoàng” ngành mía đường.

Nữ đại gia và những "gái rượu" tài sắc vẹn toàn - 3

Đặng Huỳnh Ức My sinh năm 1981, là con gái của bà Huỳnh Bích Ngọc và ông Đặng Văn Thành.

Ức My từng sang New Zealand học tập và lấy bằng cử nhân Quản trị kinh doanh – tài chính. Sinh ra trong gia đình có truyền thống kinh doanh, kết hợp với khả năng thiên phú, Đặng Huỳnh Ức My nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trên thương trường.

Tuy nhiên, không theo chân bố và anh trai Đặng Hồng Anh, Đặng Huỳnh Ức My nối nghiệp mẹ khi làm việc trong ngành mía đường. Với nhiều thành tựu nổi bật từ khi bước chân ra thương trường, Ức My được mệnh danh là “công chúa” ngành đường.

Nữ doanh nhân giàu có và tài giỏi này hiện đang giữ những trọng trách lớn như Chủ tịch HĐQT tại Công ty Cổ phần Bourbon Tây Ninh (SBT), Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đường Biên Hoà (BHS), Thành viên BKS Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS).

Mẹ con bà Nguyễn Thị Mai Thanh 

Nữ đại gia và những "gái rượu" tài sắc vẹn toàn - 4

Trong danh sách 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán năm 2015, người đang giữ vị trí điều hành kép tại Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE Nguyễn Thị Mai Thanh có tổng tài sản khoảng 500 tỷ đồng. Hai con của bà là Nguyễn Ngọc Thái Bình và Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh giữ lần lượt 30 tỷ và 90 tỷ đồng cổ phiếu. Trong đó, Nguyễn Ngọc Thái Bình được kỳ vọng sẽ trở thành thế hệ tiếp nối của nữ tướng REE.

Từng làm y tá quân đội rồi du học Đức lấy bằng kỹ sư, bà Mai Thanh gia nhập REE năm 1982. Năm 1985, bà được người tiền nhiệm gửi gắm vị trí kế thừa. Với đội ngũ riêng của mình và 200 nhân viên, bà Mai Thanh đã đưa doanh nghiệp từ chỗ chỉ là một công ty lắp ráp, sửa chữa sản phẩm cũ, cung cấp thiết bị... trở thành nhà sản xuất một trong những dòng điều hòa đầu tiên tại Việt Nam - Reetech - với thị phần có lúc đạt tới 17%.

Giữ ghế Giám đốc REE năm 1987, bà cổ phần hóa doanh nghiệp này 5 năm sau đó. Từ đây, bà bắt đầu giữ vị trí điều hành kép tại REE, đưa cổ phiếu của công ty này trở thành một trong hai mã chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. REE từ công ty chỉ có lợi nhuận ròng khoảng 40 tỷ đồng đã đạt lợi nhuận tới hơn 1.000 tỷ đồng năm 2014.

Bước vào tuổi 64, với 34 năm làm việc tại doanh nghiệp trên, bà Mai Thanh đã chuẩn bị thế hệ lãnh đạo kế cận. Một trong những cái tên nổi bật là thành viên ban giám đốc trẻ nhất của công ty, giám đốc tài chính Nguyễn Ngọc Thái Bình. Vượt qua những nghi ngờ ban đầu, doanh nhân 34 tuổi khẳng định được tài năng của mình, dưới cái bóng và sự kỳ vọng của chính bà chủ tịch.

Ngoài Nguyễn Ngọc Thái Bình, người con khác của bà Mai Thanh là Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh cũng nổi tiếng trên sàn chứng khoán Việt Nam.

Nhất Hạnh sinh năm 1991, là con gái của bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Cô gái 9X xinh đẹp này hiện đang nắm giữ khối tài sản khổng lồ, khoảng hơn 82 tỷ đồng.

Không chỉ giàu có, Nhất Hạnh còn có thành tích học tập đáng nể. Cuối năm học lớp 10, Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh đã giành được chứng chỉ Tốt nghiệp Phổ thông cơ sở Quốc tế. Năm 2009, cô là một trong những thí sinh đạt điểm IELTS cao nhất Việt Nam khi mới 18 tuổi.

Mặc dù có lợi thế là học tập tại một trường quốc tế nhưng kết quả của kỳ thi IELTS của Nhất Hạnh vẫn khiến nhiều người phải trầm trồ khi đạt điểm trung bình 8.5, trong đó: nghe – nói – đọc – viết: 8.5 – 8 – 9 – 9. Đây là điểm số ít người trên thế giới đạt được và là kết quả thi IELTS cao nhất Việt Nam cho đến thời điểm đó. Ngoài tiếng Anh, Nhất Hạnh còn học tiếng Tây Ban Nha từ thời phổ thông.

Mẹ con nữ đại gia ngân hàng - sân golf

Nữ đại gia và những "gái rượu" tài sắc vẹn toàn - 5

Nữ đại gia Nguyễn Thị Nga.

Không xuất hiện trong bất cứ bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán nào của Việt Nam, tài sản của nữ doanh nhân 60 tuổi Nguyễn Thị Nga ở mức nào vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, tên tuổi của bà luôn đứng cạnh những doanh nghiệp lớn, từ vị trí chủ tịch Techcombank, rồi SeaBank và Tập đoàn đa ngành BRG.

Sinh năm 1955, là người Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân), bà Nga đã học qua nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ), do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế. 

Năm 2000, bà Nga trở thành cổ đông Techcombank và hai năm sau được bầu giữ chức vụ phó chủ tịch ngân hàng này. Năm 2005, bà thay thế ông Lê Kiên Thành, trở thành chủ tịch trong khoảng thời gian trống giữa hai nhiệm kỳ.

Khi ĐHCĐ Techcombank họp vào tháng 8/2006 bầu HĐQT mới, bà Nga quay trở lại giữ chức vụ cũ, nhưng đến năm 2007, người phụ nữ này rời Techcombank, trở thành lãnh đạo cao nhất của ngân hàng Đông Nam Á (SeABank).

Trên website sơ sài của tập đoàn BRG mà bà Nga làm chủ tịch, SeABank có tên trong danh sách công ty thành viên. Ngoài SeABank, công ty chứng khoán Đông Nam Á (SeASecurities), sân golf quốc tế Đảo Vua (Kings’ Island Golf Course), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn (Doson Seaside Golf Resort), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera, khách sạn Hilton Garden Inn, khách sạn Sông Nhuệ... cũng nằm trong danh sách những công ty thành viên của tập đoàn này.

Trong danh sách ban lãnh đạo của SeABank còn xuất hiện một bóng hồng khác, là Lê Thu Thủy - con gái bà Nga. Sinh năm 1983, là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc thứ nhất của ngân hàng này, nữ doanh nhân sở hữu 2 bằng đại học danh giá tại đại học George Mason, Mỹ từng có tên trong danh sách "Những doanh nhân nữ đáng chú ý nhất của thế hệ doanh nhân mới" do Forbes bình chọn.

Forbes đánh giá: “Tại SeABank, Lê Thu Thuỷ để lại dấu ấn lớn trong quá trình ngân hàng này chuyển mình theo mô hình ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Cô đồng thời là người trực tiếp kết nối và phát triển thành công mối quan hệ hợp tác chiến lược với các doanh nghiệp lớn hàng đầu trong nước, như PV Gas, Mercedes-Benz".

Bà Nguyễn Thị Như Loan- con gái Nguyễn Ngọc Huyền My

Nữ đại gia và những "gái rượu" tài sắc vẹn toàn - 6

Là cái tên quen thuộc trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, tuy vị trí xếp hạng ngày càng lùi sâu, nhưng không thể phủ nhận nữ doanh nhân Nguyễn Thị Như Loan vẫn là một trong số ít nữ lãnh đạo bất động sản thành công trong điều kiện thị trường hiện đầy khó khăn.

Bắt đầu kinh doanh bất động sản từ năm 1994, sau hơn 20 năm giữ vị trí cao nhất tại Quốc Cường Gia Lai, bà Như Loan đã nếm trải không ít thành công cũng như tiếc nuối. Vài năm gần đây, người ta ít nói tới thành công về doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn này, mà chỉ đề cập tới các khoản nợ lớn, cũng như cách mà doanh nghiệp này huy động được vốn vay.

Trong báo cáo tài chính nhiều năm qua của QCG, số cổ phiếu có giá trị khoảng 480 tỷ đồng của bà Như Loan liên tục được dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay ngắn và trung hạn của doanh nghiệp, để tài trợ cho các dự án bất động sản dang dở. Chính nữ doanh nhân này từng cảm thán rằng nợ vay là "ác mộng" của doanh nghiệp, và chính bà "phải bớt tham đi thì mới an toàn".

Chỉ sở hữu khoảng 2,5 tỷ đồng giá trị cổ phiếu nhưng tên tuổi của Phó tổng giám đốc Nguyễn Quốc Cường phủ rộng mặt báo hơn cả Chủ tịch QCG. Từ việc hình ảnh của vị này thường xuyên xuất hiện bên cạnh những chiếc siêu xe, ồn ào tình cảm với những diễn viên, ca sĩ nổi tiếng hàng đầu giới giải trí tới lời chia sẻ về hoạt động chính của vị này trong công ty từ chính mẹ ruột, doanh nhân 34 tuổi dường như chưa thoát khỏi cái bóng của người thân để khẳng định mình.

Bên cạnh đó, em gái của doanh nhân Nguyễn Quốc Cường là Nguyễn Ngọc Huyền My cũng khá nổi tiếng. Cô gái này không có tên trong danh sách ban điều hành của QCG dù được cho là đang sở hữu tới 181 tỷ đồng chứng khoán công ty. Ngoài ra, rất nhiều tài sản mang tên Huyền My cũng được sử dụng để làm tài sản thế chấp cho các món vay hoạt động của doanh nghiệp này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN