Nóng tuần qua: “Học phí”, “học giá” và những chuyện ngược đời

Phí hay giá vẫn là câu chuyện thu hút nhất tuần qua. Thế nhưng, thay vì câu chuyện BOT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo với quan điểm chuyển “học phí” sang “giá dịch vụ đào tạo” hay như nhiều người vẫn gọi vui là “học giá” mới là tâm điểm của dư luận.

Không chỉ báo chí, mạng xã hội đã có một tuần tranh cãi nảy lửa về cách gọi mới. Ai cũng biết là dần dần phải tính đúng tính đủ học phí. Thế nhưng, cách gọi ấy liệu đã thỏa đáng và có quá nghiêng về xu hướng thương mại trong giáo dục.

Đó là một trong những sự kiện nóng tuần qua được dư luận quan tâm nhiều nhất.

Lại nóng “học phí” hay “giá dịch vụ đào tạo”

Vẫn là câu chuyện tranh cãi giữa giá và phí nhưng tuần này, chủ đề nóng là có nên thay học phí thành giá dịch vụ đào tạo.

Giải thích cho cách gọi mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay, giá dịch vụ được hiểu là những chi phí tính đúng tính đủ mà một cơ sở đào tạo cần phải có để cung cấp dịch vụ giáo dục đại học.

Tuy nhiên, một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội lại cho rằng, việc sử dụng khái niệm học phí vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục.

Các đại biểu cũng lưu ý, tính đúng tính đủ là cần thiết nhưng cần quy định để các cơ sở giáo dục không thể tính giá bao nhiêu cũng được mà chỉ những gì được tính giá, những gì không.

Nóng tuần qua: “Học phí”, “học giá” và những chuyện ngược đời - 1

 Có nên chuyển học phí thành giá dịch vụ đào tạo là ý kiến đã khiến nghị trường Quốc hội có nhiều ý kiến trái chiều.

Giá xăng tăng liên tục, đẩy CPI lên cao kỷ lục

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2018 đã tăng 0,55% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 6 năm (từ năm 2012) trở lại đây.

Một trong những nguyên nhân được nhắc tới là hai lần giá xăng dầu tăng vào ngày 8/5 và 23/5. Tổng cộng giá xăng A95 đã tăng 1.010 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 1.010 đồng/lít. Điều này đã đẩy đẩy CPI chung tăng 0,16%.

Bộ Tài chính sau đó đã lên tiếng về vấn đề này. Chưa trả lời việc liệu Việt Nam có giữ được mức lạm phát 4% như mục tiêu đề ra không nhưng Cục trưởng Cục Quản lý giá Bộ Tài chính thừa nhận, thị trường vẫn tiềm ẩn các nhân tố tác động gây bất lợi đến mục tiêu trên.

Chuyện ngược đời của doanh nghiệp Nhà nước

Nóng tuần qua: “Học phí”, “học giá” và những chuyện ngược đời - 2

 Doanh nghiệp Nhà nước lẽ ra có vai trò dẫn dắt nền kinh tế nhưng thực tế lại chưa phải vậy.

Lẽ ra phải đóng vai trò dẫn dắt trong nền kinh tế, nhưng các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp Nhà nước lại đang ở vị trí khóa đuôi.

Đó là thực trạng buồn đã được đại biểu Quốc hội nêu lên tuần này. Cụ thể, theo báo cáo của Đoàn giám sát Quốc hội, hiệu quả đầu tư của khối doanh nghiệp Nhà nước thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Đáng chú ý, doanh nghiệp Nhà nước đang phải cõng khoản nợ lên tới 1,6 triệu tỷ đồng. Con số này tăng 26% so với năm 2011.

Các doanh nghiệp Nhà nước cũng đã đầu tư ra nước ngoài 7 tỷ USD nhưng hơn 1/4 là lỗ và lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 chỉ là 145 triệu USD, tương đương trung bình 2% tổng vốn.

Tranh cãi đánh thuế tài sản bất minh

Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi có nêu đề xuất đáng chú ý: Đánh thuế thu nhập 45% đối với tài sản không chứng minh được nguồn gốc.

Tuy nhiên, phản biện đề xuất trên, có đại biểu Quốc hội đã cho rằng quy định trên rất khó khả thi và bất hợp lý. Nguyên nhân vì làm như thế đồng nghĩa là luật pháp đã thừa nhận đó là tài sản hợp pháp, rồi sẽ chịu thuế.

Thậm chí, có đại biểu còn cho rằng, quy định áp thuế 45% với tài sản không chứng minh được nguồn gốc là một "sơ hở" của dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Điều này giống như việc Nhà nước mở ra hình thức “ăn chia” tài sản không rõ nguồn gốc với cán bộ.

Nóng tuần qua: “Học phí”, “học giá” và những chuyện ngược đời - 3

 Đánh thuế tài sản bất minh là “sơ hở” của dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi?

Hàng trăm dự án nhà ở xã hội “ngắc ngoải”

Tuần qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cấp bổ sung 3.000 tỷ đồng vốn vay mua nhà xã hội.

Việc phát triển nhà ở xã hội được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà nhận định tiến triển rất chậm, nhiều khó khăn, ách tắc. Nguyên nhân chính theo Bộ trưởng Hà là không bố trí được nguồn vốn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội.

Qua báo cáo của các địa phương, hiện nay có 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích khoảng 8.435.000 m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công.

Nóng tuần qua: Phí, giá lẫn lộn, chắt trà đá ra tiền tỷ

“Trạm thu phí” hay “trạm thu giá”, từ nào có nghĩa và từ nào là vô nghĩa, vì sao không đơn giản là “trạm thu tiền”....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Khôi ([Tên nguồn])
Bản tin tài chính kinh doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN