Những ái nữ, thiếu gia tỷ phú tuổi Thân nhà đại gia Việt

Những ái nữ, thiếu gia dưới đây không chỉ nổi tiếng bởi là con của những đại gia nức tiếng, mà nhiều trong số họ đã tự tạo ra tài sản đáng nể dù tuổi đời còn khá trẻ...

Nguyễn Trần Thảo Nguyên

Là nhân vật mới trong top 5 triệu phú U30 trên sàn chứng khoán năm 2015, tài sản của Nguyễn Trần Thảo Nguyên, sinh năm 1992 - con gái của ông Nguyễn Quang Hòa, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã CK: TNA) nhanh chóng gia tăng với trên 2 triệu cổ phiếu TNA, tương đương 76,5 tỷ đồng, tăng 23,5 tỷ so với 2014.

Trước đó, tháng 3/2014, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM công bố thông tin về việc nhà đầu tư sinh năm 1992 Nguyễn Trần Thảo Nguyên có dự định chi hơn 31 tỷ đồng để chào mua công khai cổ phần của Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA). Số tiền chào mua được ấy từ tiền tiết kiệm của mẹ Thảo Nguyên là bà Trần Thị Đan Thanh, cũng là vợ của Phó chủ tịch Hội đồng quản trị TNA. Đến tháng 5/2014, Thảo Nguyên chính thức có tên trong danh sách cổ đông lớn của công ty này.

Ông Nguyễn Quang Hòa, cha của Thảo Nguyên hiện là Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại - dịch vụ Thiên Nam Hòa, chủ hệ thống siêu thị điện máy Thiên Hòa tại thị trường phía Nam. Vợ ông cũng là Phó tổng giám đốc công ty này.

Thảo Nguyên được coi là một nữ doanh nhân triệu phú bí ẩn nhất trên sàn chứng khoán Việt. Bởi lẽ, dù hiện tại, cô là cổ đông lớn thứ 3 của TNA nhưng trên website của TNA cũng như trên các phương tiện truyền thông không hề có bất kỳ thông tin cũng như hình ảnh nào về cô gái 9x này ngoài thông tin cô là con gái của Phó chủ tịch TNA.

Nguyễn Ngọc Mỹ

Những ái nữ, thiếu gia tỷ phú tuổi Thân nhà đại gia Việt - 1

Nguyễn Ngọc Mỹ là con gái cưng của ông chủ Công ty cổ phần Alphanam Nguyễn Tuấn Hải . Cô sinh năm 1992. Nổi bật với tài năng, ngoại hình, tài sản lớn và hình ảnh gặp mặt David Beckham trong năm 2014, nhưng tên tuổi Nguyễn Ngọc Mỹ có phần nhạt đi trong năm 2015.

Cổ phiếu của Alphanam bị hủy niêm yết khiến biến động tài sản của Ngọc Mỹ không còn được cập nhật liên tục.

Một nguyên nhân dẫn tới điều này là cổ phiếu ALP mà cô đang nắm giữ đã hủy niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2014, khiến những biến động tài sản của Ngọc Mỹ không còn được cập nhật liên tục.

Tuy nhiên, nếu tính theo lượng cổ phiếu trong tài khoản của Nguyễn Ngọc Mỹ thì 9X này vẫn nắm giữ 9,59 triệu cổ phiếu ALP, trị giá tương ứng 32,6 tỷ đồng.

Đoàn Quốc Khánh

Là một gương mặt khá mới trên sàn chứng khoán, Đoàn Quốc Khánh - Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đá Spilit (Mã CK: SPI) - con trai bà Đỗ Thị Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đá Spilit và khoáng sản Hòa Bình cũng là gương mặt cũng khá nổi bật trong những “cô chiêu, cậu ấm” tuổi khỉ.

Sinh năm 1992, Khánh tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Từ 8/2011 đến nay Khánh là nhân viên Công ty cổ phần khoáng sản Hòa Bình và sau đó một năm là Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đá Spilit. Trước đó Khánh nắm giữ 2,703 triệu cổ phiếu SPI và đã bán thành công 2 triệu cổ phiếu hồi tháng 11/2015.

Hiện chàng trai sinh năm 1992 này chỉ còn nắm giữ 703.000 cổ phiếu SPI, tương đương tỷ lệ 4,18%. Với giá đóng cửa ngày 5/2/2016 là 2.500 đồng, giá trị tài sản của Khánh đã tụt xuống 1,7 tỷ đồng, giảm nhiều lần so với mức giá 6.600 đồng hồi 17/6/2015 (tương đương 13,2 tỷ với tỷ lệ sở hữu 2,2 triệu cổ phiếu).

Lê Diệp Kiều Trang

Những ái nữ, thiếu gia tỷ phú tuổi Thân nhà đại gia Việt - 2

Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê) sinh năm 1980 tại TP HCM. Cô là ái nữ của ông Lê Văn Trí, Nguyên là Phó tổng Giám đốc kiêm Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Casumina.

Từ nhỏ Kiều Trang đã thể hiện tính cách mạnh mẽ và tự lập. Thuở còn đi học, cô sở hữu bảng thành tích học tập đáng nể với kết quả thủ khoa tuyển sinh đầu vào Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM), đồng thời cũng là thủ khoa tốt nghiệp lớp 12 của trường. Cô giành học bổng tại các trường đại học danh tiếng thế giới như Oxford (Anh), Học viện Công nghệ Massachusettes, Mỹ (MIT). Hiện cô vẫn là Giám đốc Chiến lược tại Công ty Misfit Wearables.

Trước khi đầu quân cho Misfit Wearables, Trang làm ở McKinsey, một trong những công ty danh tiếng ở lĩnh vực tư vấn chiến lược. Ý tưởng thành lập Misfit Wearables của chồng cô là Sonny Vũ và ông John Sculley đã khiến cô quyết định từ bỏ công việc tại McKinsey, vốn được xem là ước mơ của nhiều người. Misfit Wearables là công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên chế tạo các thiết bị y tế và dụng cụ thể dục. Đây cũng là một trong những start-up nổi bật với những dòng thiết bị theo dõi sức khỏe, sự vận động của cơ thể.

Hồi tháng 12/2015, Misfit vừa được Tập đoàn Đồng hồ Fossil Group mua lại với giá 260 triệu USD. Thành công của thương vụ này có sự góp công rất lớn từ Lê Diệp Kiều Trang. Trong chia sẻ về giao dịch đối với Fossil, CEO gốc Việt, Sonny Vũ đã để trạng thái “cảm ơn” khi tag vợ mình là Lê Diệp Kiều Trang, đồng thời cũng là giám đốc chiến lược của Misfit.

Ông Greg McKelvey, Phó chủ tịch, Giám đốc chiến lược Fossil Group từng tiết lộ, đội ngũ nhân lực gồm kĩ sư và các nhân tài của Misfit là "mỏ vàng", là yếu tố rất quan trọng đối với Fossil. Theo đó, toàn bộ nhân sự Misfit đều được giữ lại và dự kiến gia tăng gấp đôi để kịp chuẩn bị cho các sản phẩm mới ra mắt trong năm 2016.

Trần Phương Ngọc Thảo

Trần Phương Ngọc Thảo, con gái ông Trần Phương Bình - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á và bà chủ công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Cao Ngọc Dung được biết đến từ khi ngành ngân hàng, vàng bạc tại Việt Nam chưa sôi động.

Thảo nổi tiếng không phải vì là con 2 đại gia lừng lẫy trong ngành tài chính ngân hàng, mà bởi thành tích học tập vượt trội của cô, kể từ khi còn là học sinh THCS.

Du học tại New Zealand, Thảo chỉ mất một nửa thời gian là một năm rưỡi kể từ khi bắt đầu vào lớp 10 đến khi tốt nghiệp lớp 12.

Cô là một trong những sinh viên hiếm hoi được các giáo sư đại học Oxford viết thư giới thiệu vào học tại Harvard - trường học danh tiếng nhất tại Mỹ.

Không chỉ vậy, cô được cả 5 trường đại học lớn của Anh và Mỹ muốn trao học bổng toàn phần.

Với thành tích học tập đáng nể như vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trần Phương Ngọc Thảo được cha mẹ trao cho khối tài sản khổng lồ.

Riêng số cổ phiếu PNJ của Ngọc Thảo đã có giá trị gần 100 tỷ đồng. Chưa kể hơn 3,4 triệu cổ phiếu DAF. Nếu tính theo mệnh giá, lượng cổ phiếu này giúp cô có thêm 34 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN