Dow Jones ở mức tiêu cực trong tháng

Dù vẫn giữ vững ngưỡng 13.000 điểm nhưng Dow Jones đang ở mức tiêu cực trong tháng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/8/2012, chỉ số Dow Jones giảm 106,77 điểm, tương đương 0,8% xuống 13.000,71 điểm. Dẫn đầu đà giảm là cổ phiếu của Intel và Caterpillar.

Chỉ số blue-chip giảm xuống dưới mức 13.000, ngưỡng tâm lý quan trọng nhiều lần trong suốt phiên giao dịch.

Chỉ số S&P 500 giảm 11,01 điểm, tương đương 0,8% xuống 1.399,48 điểm. Chỉ số ngày đã rời khỏi ngưỡng quan trọng 1.400 điểm lần đầu tiên kể từ ngày 6/8. Cổ phiếu ngành công nghiệp và công nghệ dẫn đầu đà giảm điểm.

Chỉ số Nasdaq giảm 32,48 điểm, tương đương 1,05% lên 3.077,14 điểm. Tất cả ba chỉ số chính hiện nay thấp hơn trong tuần và chỉ số Dow Jones là đang nằm trong vùng tiêu cực của tháng.

Chỉ số CBOE Volatility Index, VIX, chỉ số đo mức độ sợ hãi của các nhà đầu tư, nhảy vọt lên mức trên 18 điểm.

Khối lượng giao dịch phiên ngày 30/8 khoảng 4,5 tỷ cổ phiếu, gần thấp nhất kể từ năm 2009 không kể các ngày sát nghỉ lễ trên cả 3 sàn New York Stock Exchange, NYSE MKT và Nasdaq.

Trưởng chiến lược đầu tư Michael Strauss của Commonfund cho rằng chứng khoán Mỹ đi xuống trong phiên chủ yếu là do các thông tin bi quan từ bên ngoài Mỹ. Các dữ liệu chỉ ra niềm tin kinh tế ở khu vực đồng euro (eurozone) giảm nhiều hơn dự đoán.

Tây Ban Nha sẽ hoãn quyết định xin cứu trợ toàn diện tới khi các điều kiện cứu trợ rõ ràng, thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sau cuộc họp với tổng thống Pháp Francois Hollande.

Trong khi đó, trước hàng loạt các của họp của các nhà lãnh đạo diễn ra vào thang tới, thủ tướng Slovakia, Robert Fico nói rằng 50% nguy cơ khối đồng tiền chung sẽ tan rã.

Tại châu Á, doanh thu bán lẻ của Nhật cũng giảm mạnh, trong khi niềm tin của các nhà sản xuất Hàn Quốc gần thấp nhất kể từ khi có khủng hoảng tài chính. Điều đó cũng tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư. Còn tại Mỹ, nhà đầu tư cũng thận chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Ben Bernanke vào thứ Sáu tại hội nghị chuyên đề hàng năm tại Jackson Hole, Wyoming.

Thomas Lee, giám đốc chiến lược cổ phiếu Mỹ tại JPMorgan nhận xét: “Kỳ vọng của mọi người đang đi xuống. họ không mong chờ nhiều từ Jackson Hole. Điều đó khiến khối ượng giao dịch luôn ở mức rất thấp”.

Ngoài ra, thị trường Mỹ cũng đón nhận một vài thông tin vĩ mô. Tại Mỹ, số lượng người đăng ký trợ cấp thất nghiệp cao hơn dự đoán trong tuần kết thúc ngày 25/8, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn ngưng trệ trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm.

Trong khi đó, chi tiêu tiêu dùng tăng lần đầu tiên trong 3 tháng trong tháng 7, khi tiêu dùng - phần đóng góp lớn nhất cho kinh tế Mỹ gặp khó khăn trong việc vượt qua tỷ lệ thất nghiệp duy trì cao trên 8%.

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke có lịch phát biểu ngày 31/8 tại Jackson Hole, Wyoming. Ông có thể sẽ bàn về triển vọng kinh tế trong bài phát biểu này.

Trước đó, các nhà quản lý Fed tuyên bố họ đã được chuẩn bị để đưa ra các kích thích mới "tương đối sớm" trừ khi có bằng chứng kinh tế hồi phục ổn định, theo biên bản cuộc họp Ủy ban thị trường mở (FOMC) Mỹ công bố tuần trước. FOMC có cuộc họp sắp tới vào tháng 9.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN