Đầu năm vàng “át vía” chứng khoán

Đầu năm giá vàng tăng mạnh nhưng chứng khoán lại lình xình.

Sàn Thành phố Hồ Chí Minh

Trong những ngày đầu năm 2014, giá vàng bất ngờ hứng khởi sau phiên giảm sâu ngày 31/12/2013. Chỉ sau 2 ngày, giá vàng đã tăng hơn 700.000 đồng/lượng và lấy lại ngưỡng 35 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới phục hồi, vững vàng trên ngưỡng 1.200 USD/ounce.

Thị trường chứng khoán không được suôn sẻ như thị trường vàng mặc dù VN-Index tăng điểm ngay từ đầu phiên. Kết thúc buổi sáng, VN-Index thậm chí tăng 1,5 điểm. Tuy nhiên, tới cuối phiên, thị trường yếu dần rồi đi xuống, Vn-Index quay đầu giảm nhẹ.

Như vậy, VN-Index đã không tận dụng được lợi thế từ phiên tăng mạnh ngày 31/12.Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/1/2014, VN-Index giảm 0,12 điểm, tương ứng 0,02% và dừng ở mức 504,51 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 57.717.674 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 906,31 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 2.721.444 cổ phiếu, tương ứng 176,02 tỷ  đồng.

Toàn sàn có có 105 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 95 mã giảm giá.VN30-Index có tốc độ giảm tương tự VN-Index. Chốt phiên giao dịch ngày 2/1, VN30-Index giảm 0,2 điểm, tương ứng 0,04% và dừng ở mức 562 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14.636.960 cổ phiếu, tương ứng 332,83 tỷ đồng. Trong nhóm có 7 mã tăng giá, 9 mã đứng giá và 14 mã giảm giá.Đầu phiên, thị trường khá sôi động khi dòng tiền đổ vào blue-chips chiếm ưu thế.

Đầu năm vàng “át vía” chứng khoán - 1

Đầu năm,thị trường chứng khoán không được suôn sẻ như thị trường vàng

Sau đó, sức nóng từ blue-chips lan tỏa sang penny. Tuy nhiên, sự sôi động không duy trì được lâu. Blue-chips nhanh chóng yếu thế. Nếu đầu phiên, blue-chips là trợ lực giúp VN-Index đi lên thì cuối phiên, blue-chips lại là “tội đồ” đẩy VN-Index giảm điểm.Tính chung cả ngày giao dịch, thanh khoản trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh khi nhà đầu tư vẫn chưa thực sự tin tưởng vào thị trường. Hiện tại, dòng tiền đổ vào thị trường nhỏ giọt. Nhà đầu tư giao dịch với tâm lý thăm dò là chủ yếu.

Dòng tiền đổ vào blue-chips hạn chế dần về cuối phiên. Kết quả là có tới 14/30 mã vốn hóa lớn giảm điểm khiến cả VN-Index và VN30-Index chìm trong sắc đỏ.MBB giảm 200 đồng/CP xuống 12.500 đồng/CP, STB giảm 100 đồng/CP xuống 17.100 đồng/CP, VCB giảm 100 đồng/CP xuống 26.700 đồng/CP, HAG giảm 100 đồng/CP xuống 20.400 đồng/CP, ITA giảm 100 đồng/CP xuống 6.500 đồng/CP, MSN giảm 500 đồng/CP xuống 82.000 đồng/CP, OGC giảm 100 đồng/CP xuống 10.700 đồng/CP,…

Có 7 blue-chips tăng giá nhưng đà tăng này không bù được sự mất mát do 14 mã kể trên gây ra nên thị trường quay đầu giảm điểm cuối phiên. Một số blue-chips tăng giá có thể kể đến như CTG tăng 200 đồng/CP lên 16.400 đồng/CP, DPM tăng 300 đồng/CP lên 41.800 đồng/CP, EIB tăng 300 đồng/CP lên 12.800 đồng/CP, FPT tăng 300 đồng/CP lên 47.400 đồng/CP,…FLC, cổ phiếu nóng nhất sàn Thành phố Hồ Chí Minh đã nóng trở lại khi giao dịch khớp lệnh tăng vọt lên 7.450.310 đơn vị. FLC đã có cú lội ngược dòng ngoạn mục và đi ngược lại thị trường. Đầu phiên, FLC đứng giá tham chiếu 8.800 đồng/CP nhưng tới cuối phiên, FLC tăng 600 đồng/CP lên 9.400 đồng/CP.Ngoài FLC, cổ phiếu bất động sản cũng hứng khởi trong phiên giao dịch đầu năm. HAR tăng trần, tăng 500 đồng/CP lên 8.500 đồng/CP, COM tăng 1.800 đồng/CP lên 28.800 đồng/CP, HQC tăng 100 đồng/CP lên 7.800 đồng/CP, HU1 tăng 100 đồng/CP lên 6.800 đồng/CP,…

Sàn Hà Nội

Sàn Hà Nội may mắn hơn khi HNX-Index vẫn duy trì được sắc xanh. Tuy nhiên, đà tăng khá khiêm tốn. Kết thúc phiên giao dịch 2/1/2014, HNX-Index tăng 0,09 điểm, tương ứng 0,13% và đóng cửa ở mức 67,93 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 33.410.050 cổ phiếu, tương ứng 268,04 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 598.101 cổ phiếu, tương ứng 6,08 tỷ đồng.Toàn sàn ghi nhận 113 mã tăng giá, 70 mã đứng giá và 73 mã giảm giá.HNX30-Index ngược chiều HNX-Index.

Đóng cửa phiên đầu năm, HNX30-Index giảm 0,35 điểm, tương ứng 0,28% và đóng cửa ở mức 126,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13.335.400 cổ phiếu, tương ứng  122,35 tỷ đồng. Trong nhóm có 7 mã tăng giá, 8 mã đứng giá và 14 mã giảm giá.Trên sàn Hà Nội, blue-chips cũng là tội đồ. KLS giảm 100 đồng/CP xuống 8.800 đồng/CP, SHB giảm 100 đồng/CP xuống 6.800 đồng/CP, SHS giảm 100 đồng/CP xuống 5.900 đồng/CP,…

Trong khi đó, tiếp sức nóng từ phiên 31/12/2013, SHN và PVX tiếp tục thu hút được dòng tiền giá cao. Cả 2 cổ phiếu đều tăng trần với khối lượng giao dịch khớp lệnh và dư mua cao ngất ngưởng.Cụ thể, PVX tăng 300 đồng/CP lên 3.300 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh đạt 3.957.682 đơn vị nhưng dư mua trần ở mức 5.596.600 đơn vị.

Như vậy, PVX hứa hẹn một năm mới đầy hứng khởi.Kém nóng hơn một chút nhưng SHN vẫn tăng trần, tăng 300 đồng/CP lên 3.600 đồng/CP. Dư mua trần SHN “chỉ” đạt 2372700 đơn vị, khối lượng giao dịch đạt 3.792.113 đơn vị. Có vẻ như SHN và PVX đang là “cỗ xe song mã” khiến sàn Hà Nội có những phiên giao dịch đầy dấu ấn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngân Hà ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN