Chân dung "siêu tỷ phú" bị tố "ăn cháo đá bát"

Vì chuyển dần hoạt động làm ăn ra khỏi Trung Quốc mà người từng được mệnh danh "siêu tỷ phú", ông Lý Gia Thành, tỷ phú giàu nhất châu Á, bị báo chí Trung Quốc tấn công liên tục thời gian qua.

Chỉ vì chuyển dần hoạt động làm ăn ra khỏi Trung Quốc mà tỷ phú giàu nhất châu Á, ông Lý Gia Thành, bị báo chí Trung Quốc tấn công liên tục thời gian qua.

Khởi đầu là Tân Hoa xã, sau đó nhiều tờ báo của Trung Quốc liên tục hoặc công kích chuyện ông Lý bỏ đi lúc đất nước khó khăn hoặc bình luận kiểu “không có anh tôi cũng chẳng chết”.

Thật ra từ năm 2011, tỷ phú Lý, người làm giàu nhanh chóng nhờ óc kinh doanh sắc bén, đã dần chuyển tài sản sang châu Âu mà theo cách giải thích của ông là làm sao có lợi nhất cho cổ đông.

Mới nhất là ông tỉ phú 87 tuổi đã sáp nhập công ty điện của ông tại Trung Quốc với công ty bất động sản cũng của ông nhưng đặt tại London (Anh) để rút khỏi thị trường chứng khoán Hong Kong.

Chính quyết định này của ông khiến báo chí Trung Quốc ra tay. Từ hôm 12/9, Viện Liễu Vọng, trực thuộc Tân Hoa xã, đã cho đăng bài báo có tựa “Đừng để Lý Gia Thành trốn thoát”. Bài báo cảnh báo về những ảnh hưởng đối với uy tín chính trị của ông Lý tại Trung Quốc nếu ông cứ quyết ra đi.

Ba ngày sau, ngày 15-9, tờ Thời Báo Chứng Khoán, thuộc Nhân Dân Nhật Báo, đăng bài xã luận có tựa “Lý Gia Thành cứ việc đi nếu muốn - bầu trời cũng chẳng sập”.

Tác giả bài báo Hoàng Tiểu Bằng phân tích rằng kinh tế Trung Quốc đang đi lên so với châu Âu “già cỗi và bệnh tật” không thể tạo ra cơ hội sinh lợi lớn. Từ đó tác giả kết luận: “Trong trường hợp đó, cứ để Lý Gia Thành ra đi theo ý thích - bầu trời cũng chẳng sập”.

Qua hôm sau, tờ Tin Tức Bắc Kinh phụ họa bằng bài viết cho rằng nếu ép buộc tỉ phú Lý ở lại thì chỉ làm tổn hại uy tín của kinh tế Trung Quốc.

Mới nhất là tờ Nhân Dân Nhật Báo ngày 20-9 cho đăng bài ý kiến nói rằng tỉ phú Lý “vô ơn” khi được hỗ trợ để làm giàu trước đây và nay tháo chạy. Bài báo cũng đồng thời nói chẳng có gì đáng ngại vì kinh tế Trung Quốc hiện minh bạch và cởi mở.

Dĩ nhiên kiểu công kích đó khiến cư dân mạng Trung Quốc phản ứng.

Một người viết trên mạng xã hội Sina Weibo: “Đọc thấy những bài báo này, tôi nghĩ rằng Lý Gia Thành có lý khi cuốn gói ra đi!”.

Chân dung "siêu tỷ phú" bị tố "ăn cháo đá bát" - 1

Vì chuyển dần hoạt động làm ăn ra khỏi Trung Quốc mà người từng được mệnh danh "siêu tỷ phú", ông Lý Gia Thành, tỷ phú giàu nhất châu Á, bị báo chí Trung Quốc tấn công liên tục thời gian qua.

Từ cậu bé mồ côi trở thành “siêu tỷ phú”

Lý Gia Thành – một cái tên không còn xa lạ, đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh. Từ một người làm công cho công ty sản xuất đồng hồ, đến một nhân viên chào hàng cho nhà máy sản xuất đồ nhựa, Lý Gia Thành bằng tài năng “siêu nhân” cùng sự cố gắng không biết mệt mỏi, đã từng bước tạo dựng được cho mình một thương hiệu riêng biệt.

“Siêu tỉ phú” là danh hiệu mà người hâm mộ dành cho Lý Gia Thành. Vậy bí quyết nào đã giúp ông đạt được những thành công như thế?

Có rất nhiều lí do tạo nên sự thành công trong sự nghiệp kinh doanh của vị doanh nhân kiệt xuất này, trong đó hoàn cảnh cũng là một yếu tố cần bàn đến.

Lý Gia Thành sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cha mất sớm, là con trai trưởng trong nhà, năm 14 tuổi cậu bé Lý Gia Thành đã sớm phải từ bỏ nghiệp học để lao vào kiếm sống, tuy nhiên với tố chất thiên bẩm của một người làm nên nghiệp lớn, Lý Gia Thành luôn chứng tỏ được bản lĩnh và ý chí cầu tiến mãnh mẽ của mình.

Những năm lăn lộn làm thuê kiếm sống, Lý Gia Thành đã chiêm nghiệm và tích lũy được vốn kinh nghiệm đáng kể trong nghề kinh doanh, công việc chào hàng là cơ hội để ông tiếp xúc với nhiều người, nhiều môi trường khác nhau, điều đó đã giúp ông rèn giũa được một trực giác nhạy bén và một tầm nhìn quán chiếu.

Để có được những thành công như ngày hôm nay ông đã phải lăn lộn, vất vả, trải qua nhiều chặng đường gian khổ khó khăn, từng bước khẳng định tên tuổi và thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của mình. Ở bất kì lĩnh vực nào, Lý Gia Thành cũng cho thấy một con người đầy bản lĩnh và quyền lực. Là một người có tài, ông luôn biết mở ra con đường mới dựa trên khă năng của bản thân, không ngại dấn thân vào những khó khăn gian khổ, ngược lại luôn lấy đó làm mảnh đất tốt để rèn luyện trí lực và tầm nhìn.

Trong quan niệm kinh doanh của Lý Gia Thành, ông cho rằng : phải luôn chứng mình được mình “mạnh” – đó mới là cái gốc để có được những “bạn chơi” tốt. Biết cân bằng bản thân trong mọi trường hợp, đồng thời học cách “luyện gan” để đủ sức đương đầu với khó khăn và thực hiện những mục đích lớn.

Khả năng dùng người cũng là một thế mạnh của ông. Lý Gia Thành luôn ý thức sâu sắc tài năng chính là thứ vốn quý, người làm kinh doanh giỏi chính là người biết phát huy tốt nhất tài năng của người dưới quyền, trọng dụng và tạo điều kiện để họ thể hiện hết năng lực. Chân thành, tin tưởng khiến họ luôn cảm thấy yên tâm mà dốc sức cho mục đích của doanh nhân. Mất đi lòng tin của cấp dưới đồng nghĩa với việc tự mình chặn đứt con đường tương lai của mình.

Cái đạo dùng người của Lý Gia Thành còn thể hiện ở chỗ khiến cho họ tự biết cái giá của sự trung thành, người thành thực bao giờ cũng có cơm ăn. Với ông, chân thành trong ứng xử đối với mọi người luôn là yếu tố quan trọng để “đắc nhân tâm”, xem họ như người thân “cùng hưởng lợi nhuận”, “thà mình chịu thiệt, không để thiệt người”, không dồn người khác vào con đường chết, đó là phương châm trong cách đối nhân xử thế, cũng là quan niệm trong kinh doanh của ông.

Biến sự trải nghiệp thành kinh nghiệm cũng là bài học được ông đúc rút lại trong suốt cuộc đời làm kinh doanh. Lý Gia Thành chính là sự kết hợp tuyệt vời giữa khả năng phân tích thị trường nhạy bén của phương Tây và phong cách giao dịch mềm dẻo nhưng chắc chắn của phương Đông. Ông cũng nổi tiếng vì sự giản dị, trung thực và thẳng thắn, cẩn trọng nhưng cũng liều lĩnh, thông minh và đầy tham vọng. Theo ông, người lãnh đạo là người luôn biết học hỏi để tự bồi dưỡng khă năng gánh vác những trách nhiệm nặng nề. Phải luôn nhận thức được việc gì đúng, việc gì sai, việc gì nên làm, việc gì không nên. Chỉ có như vậy mới tránh khỏi rơi vào những sai lầm đôi khi nghiêm trọng tới mức hủy diệt.

Với ông, may mắn ko phải là yếu tố ngẫu nhiên, may mắn cũng là sản phẩm của trí tuệ, và người khôn ngoan là người luôn biết chú ý đến “khi nào” chứ không phải là “làm thế nào” và “tại sao”, biết chớp thời cơ và tận dụng triệt để nó. Luôn phải giữ “cá tính” cho thương hiệu, đi con đường do mình tạo ra, đồng thời khẳng định được cái “đúng” của mình trong suy nghĩ của người khác. Kiên trì, nhẫn nại, nghiên cứu nắm vững xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu từ đó khiến người khác từ “tâm phục” đi tới “phục tùng”.

Một điều tối kị đối với người làm kinh doanh đó là nóng vội, bất kể làm việc gì Lý Gia Thành cũng suy xét rất kĩ lưỡng. Ông luôn biết lắng nghe ý kiến người khác. “Thiện mưu sự, tất thành công”, chỉ khi nào nhận thấy sự phán đoán của mình là xác đáng, khi đó mới nên hành động. Ngoài ra ông còn cho rằng đối với người làm kinh doanh, can đảm chính là vốn quý, phải biết cách nắm vững chữ “ổn”, không chuẩn bị, tất không lâm trận.

Một bài học nữa trong “đạo” làm kinh doanh của Lý Gia Thành đó là, biết dùng tiền của người khác để làm giàu cho mình, “trong biến loạn, nổi cơ đồ”. Nhiều khi sự bất ổn của xã hội lại tạo ra cái “lợi” của cá nhân. Điều quan trọng là : xây dựng được những chiến lược đầu tư hoàn hảo, biết cách tạo ra những cỗ máy “tiền đẻ tiền”.

Sự thành công hôm nay của Lý Gia Thành chính là một “minh chứng” cho triết lí kinh doanh của ông. Lý Gia Thành cho rằng: “Chỉ khi nào bản thân nhận thức rõ việc kiếm tiền không phải là chuyện dễ, lúc đó chúng ta mới trở thành một người có trí tuệ, mới thực sự thành công trong lao động. Danh lợi không phải là điều quan trọng nhất; làm kinh tế không có chữ tín sẽ không thành; sống lương thiện mới là nguồn tài nguyên dồi dào; bền bỉ là pháp bảo của giàu sang…”.

Năm 2001, ông được Tạp chí Asiaweek bầu chọn là nhân vật quyền lực nhất châu Á.

Năm 2006, tại Singapo, Tạp chí Forbes trao tặng ông giải thưởng “Thành tựu trọn đời”, đây là giải thưởng tôn vinh những nhà kinh doanh xuất sắc và có cống hiến cả đời cho ngành kinh doanh.

Năm 2007, tạp chí nổi tiếng Forbes của Mỹ đã bầu chọn Lý Gia Thành là nhân vật thứ 9 giàu có nhất trên thế giới, với giá trị tài sản khoảng 23 tỷ USD.

Theo xếp hạng của Forbes năm 2008, Lý Gia Thành đứng thứ 11 trong những người giàu nhất thế giới với khối tài sản 26,5 tỉ USD.

Vẫn giữ vững “phong độ” như thế đến năm 2009, Lý Gia Thành tiếp tục nằm trong top 10 của danh sách này.

Hiện vị tỷ phú này đang sở hữu khối tài sản trị giá 32,9 tỷ USD, theo Bloomberg. Ông cũng là tỷ phú giàu nhất châu Á.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Anh (Đời sống & Pháp luật)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN