2016: Trung Quốc có thể "phá hủy" thế giới

Theo các nhà phân tích thì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và áp đặt kiểm soát đồng NDT sẽ gây bất ổn hơn nữa thị trường thế giới và sẽ chấm dứt tốc độ tăng trưởng liên tục trong những năm qua của Trung Quốc.

Việc thị trường chứng khoán “sập sàn” vào ngay tuần đầu tiên của năm 2016 khi chỉ số Shanghai Composite Index giảm gần 10% có thể gây rúng động toàn thế giới. Làm cho chỉ số Dow Jones giảm 6,19% và chỉ số FTSE 100 giảm 5,28%. Bên cạnh tỉ giá USD và các mối quan ngại của Fed, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ phần lớn là do vụ “sập sàn” chứng khoán ở Trung Quốc.

Điều đáng mừng là việc “sập sàn” này đã chấm dứt sau khi Trung Quốc dừng cơ chế ngừng giao dịch và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngừng việc giảm tỉ giá tham chiếu của NDT so với USD. 

Kiểm soát nguồn vốn

Trung Quốc cũng lo lắng về dòng vốn ra bên ngoài tác động đến đồng NDT khi mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải bán các quỹ dự trữ ở nước ngoài để duy trì tỉ lệ trao đổi. Và theo báo cáo của Financial Times thì nhu cầu của các hộ gia đình tăng lên đã làm giới hạn số lượng chứng khoán họ mua chỉ có 50.000 USD/năm theo luật. Thêm vào đó, Trung Quốc còn kiểm soát các ngân hàng quốc tế nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu đồng NDT. 

2016: Trung Quốc có thể "phá hủy" thế giới - 1

Nhà đầu tư theo dõi biến động thị trường chứng khoán Thượng Hải tại sàn giao dịch chứng khoán ở Bắc Kinh. (Nguồn: Reuters) 

Một chuyên gia tài chính tại Bắc Kinh nói với Financial Times rằng “Các biện pháp đó nhằm đảm bảo ngân hàng không giúp các nhà đầu cơ thực hiện đầu cơ. Nếu khách hàng của bạn muốn một khoản tài chính trong vòng ba tháng nhưng lại mượn một khoản ngoại tệ trong vòng một hoặc hai năm, đó có phải là nghiệp vụ bảo đảm hợp pháp hay không?”.

Triển vọng tối tăm

Mặc dù khả năng tái diễn “sập sàn” của chứng khoán Trung Quốc đã không còn nữa nhưng các công ty đã đưa ra các kịch bản dự báo cho biết sự sụp đổ đó trong tương lai có thể gây ra suy thoái toàn cầu.

Trong một bài báo của tạp chí Wall Street thì theo kịch bản của Fitch Ratings, cùng với sự sụt giảm của đầu tư nước ngoài thì tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm khoảng 2,3% mỗi năm. Và kịch bản này cũng sẽ hết sức đa dạng, tùy thuộc vào kỳ vọng hiện tại của Fitch. 

Tuy nhiên, nếu các mối đe dọa trở thành hiện thực thì sự sụp đổ ở thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ kéo theo sự sụp đổ của thị trường dầu khí và thị trường sản xuất trên thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hải (Pháp luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN