Vì sao sau khi mắc COVID-19 nhiều người thiếu tập trung, học sinh học bài chậm?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một số người từ sau khi mắc COVID-19 có cảm giác thiếu tập trung, học bài chậm hơn, hay mệt, hay quên. Học sinh, sinh viên lo lắng vì phải học và thi.

Về vấn đề này, TS.BS Lê Thị Thu Hương, Trưởng khoa Nội hô hấp - Bệnh viện Nhân dân Gia Định lý giải, một số người từng mắc COVID-19 có thể bị giảm trí nhớ và mất khả năng tập trung, nhưng hầu hết sẽ phục hồi mà không ảnh hưởng lâu dài.

Những bệnh nhân bị COVID-19 nặng hoặc có một số vấn đề về trí nhớ trước khi bị bệnh có thể bị giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung kéo dài hơn.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trường hợp của những bạn học sinh, sinh viên có thể nhờ gia đình và bạn bè hỗ trợ bằng cách nhắc em thực hiện công việc vào thời gian cụ thể. Ghi lại trong sổ tay hay trong điện thoại các công việc cần làm, các sự kiện cần nhớ. Khi làm việc mà cần sự tập trung cao thì giảm bớt những việc khác gây phân phân tâm.

Mọi người có thể điều chỉnh lại các hoạt động hằng ngày như thực hiện các công việc vừa sức, sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, giảm bớt công việc không cần thiết, bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, tập thở và thư giãn. Nếu tình trạng không cải thiện với những biện pháp trên sau một thời gian thì nên thu xếp đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, theo TS.BS Lê Thị Thu Hương, sau nhiễm COVID-19, một số vấn đề về da xảy ra thường xuyên hơn, có thể xuất hiện sớm khi nhiễm COVID nhưng có thể kéo dài vài tháng sau đó. Mọi người nên kiểm tra và dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, hạn chế chà xát mạnh trên da, tẩy giun, tránh lo lắng căng thẳng, uống thuốc kháng histamine có thể giúp giảm ngứa. Thường sau vài tuần tình trạng này sẽ ổn định. Nếu mẩn ngứa nổi ở mặt, gây sưng môi hoặc lưỡi, mệt hoặc có thêm các triệu chứng toàn thân khác thì em nên đi khám bác sĩ.

Nhiều người khi bị COVID-19 tuy triệu chứng đa số nhẹ nhưng bị 2 cơn chóng mặt khủng khiếp, đứng lên là ngã, buồn nôn, nhưng vài tiếng sau tự khỏi, vã mồ hôi. Theo TS.BS Lê Thị Thu Hương, nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng, COVID-19 có thể gây chóng mặt trong giai đoạn cấp tính của bệnh nhiễm trùng, trong quá trình hồi phục hoặc là một phần của các triệu chứng COVID kéo dài. Có nhiều nguyên nhân gây chóng mặt trong giai đoạn này như nguyên nhân về thần kinh, tim mạch, hô hấp...

Mọi người có thể tự kiểm tra nhịp tim, huyết áp khi nguồi xuống và đứng lên. Nếu nhịp tim thay đổi, và huyết áp tụt so với giá trị bình thường thì nên đi khám tại cơ sở y tế sớm, và vì tình trạng này đã xảy ra với bạn nhiều lần.

Về triệu chứng, TS Hương, các triệu chứng hậu COVID-19 thay đổi tuỳ theo nhiều nghiên cứu khác nhau, tỉ lệ những người có tình trạng hậu COVID-19 ước tính khoảng 10 đến 35%. Nhóm nguy cơ cao gặp tình trạng hậu COVID gồm: lớn tuổi, có bệnh nền, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, có bệnh phổi mạn trước đó bệnh nhân được can thiệp thông khí cơ học (thờ máy), nhập viện (nhập khoa hồi sức tích cực) có các xét nghiệm bất thường khi đang nằm viện, có trên năm triệu chứng trong 1 tuần đầu mắc COVID-19.

Những người không nằm trong nhóm nguy cơ trên, đã tiêm ngừa vắc-xin đầy đủ và hiện nay không có triệu chứng nào thì không nên quá lo lắng vì phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn sau khi khỏi COVID-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế: EVUSHELD không phải là siêu vắc-xin để dự phòng COVID-19

Bộ Y tế vừa khẳng định, EVUSHELD là thuốc, không phải là "siêu vaccine", không được phép sử dụng để dự phòng COVID-19.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN