Vì sao người Việt mới 25 – 30 tuổi đã gắn cả đời với máy chạy thận?

Sự kiện: Sống khỏe

Theo GS Nguyễn Nguyên Khôi – nguyên trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai tỷ lệ người Việt bị suy thận mãn tính đang gia tăng. Số bệnh nhân trẻ phải chạy thận nhân tạo đang ngày càng tăng.

Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại BV Nông nghiệp.

Bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại BV Nông nghiệp.

GS Khôi cho biết vào bất cứ khoa thận nhân tạo nào của các bệnh viện đặc biệt là ở Bệnh viện Bạch Mai rất nhiều người bệnh là người trẻ khoảng 20 – 30 tuổi. Cả đời họ về sau sẽ gắn chặt với máy chạy thận để lọc máu chu kỳ.

GS Khôi cho rằng nguyên nhân này là do việc điều trị bảo tồn thận ở Việt Nam còn rất kém. GS Khôi thẳng thắn “ngành thận của chúng tôi còn chưa chú tâm điều trị bảo tồn cho người bệnh nên chỉ sau thời gian ngắn bị suy thận là người bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính phải lọc máu chu kỳ. So với nước ngoài, người bệnh đến 60 -70 tuổi sau 20 – 30 năm suy thận họ mới phải lọc máu”. Đây là lý do vì sao rất nhiều người trẻ ở nước ta đã phải bám trụ với bệnh viện để duy trì sự sống.

GS Khôi là những người đầu tiên phát triển chuyên ngành lọc máu chu kỳ ở Việt Nam cho bệnh nhân suy thận cấp. Hiện nay, các bệnh viện từ trung ương tới địa phương đều phát triển thận nhân tạo nhưng số ca bệnh vẫn ngày càng tăng. Cả nước có khoảng hơn 26 nghìn người suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo.

Trong khi đó, các bệnh của xã hội công nghiệp hiện nay như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh rối loạn chuyển hóa do béo phì đang gia tăng làm cho bệnh thận ngày càng trở thành gánh nặng.

Tăng huyết áp, đái tháo đường những căn bệnh gia tăng chóng mặt ở Việt Nam và người bệnh mang bệnh mà không biết khi phát hiện thì đã có biến chứng suy thận nặng.

Nhiều trường hợp bị suy thận độ 1, độ 2 đã được điều trị ở bệnh viện. Về nhà, bệnh nhân còn nghĩ ra cách tự điều trị bằng uống thuốc đủ cả. Khi đó, người bệnh thấy các dấu hiệu bệnh đã hết, tưởng đã hết bệnh và không đi tái khám. Đến khi có biểu hiện vào viện thì thận đã suy về giai đoạn cuối phải lọc máu chu kỳ.

GS Khôi cho biết hiện nay lối sống ăn uống vô tổ chức, thực phẩm bẩn, uống ít nước đang là nguyên nhân gây ra bệnh thận. Bệnh thận có thể từ nguyên nhân sỏi thận, viêm tiết niệu, viêm thận… trong khi đó tỷ lệ người Việt bị sỏi thận rất cao. Sỏi thận là bít tắc đường niệu gây ra suy thận.

GS Khôi nhấn mạnh người dân phải biết suy thận cấp nguy hiểm nhưng điều trị khỏi, sức khỏe của bệnh nhân sẽ dần hồi phục trong khi với suy thận mãn, người bệnh sẽ phải chung sống với nó suốt đời . 

Để tránh không phải gắn cuộc sống vào máy chạy thận nhân tạo, tất cả những người từng có bệnh thận, cao huyết áp, cảm giác xanh xao, thiếu máu kéo dài; đặc biệt từng bị phù nề... cần thường xuyên đến bệnh viện khám.

Chỉ cần làm một vài xét nghiệm, nếu thấy trong nước tiểu có đạm và lượng urê máu tăng cao (trên 8mmol/l kéo dài 3 tháng liên tục) nghĩa là người đó đã bắt đầu bị suy thận. Tuy vậy, nếu phát hiện sớm, suy thận mới ở độ 1, độ 2, y học hoàn toàn có thể điều trị bảo tồn. 

2 quả thận đáng giá ngàn vàng bị đe dọa khủng khiếp vì ít người biết những điều này

Thận được biết đến với chức năng chính là lọc máu cơ thể, tuy nhiên vai trò của chính của thận còn được biết đến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K. Chi ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN