Vì sao đã khỏi COVID rồi vẫn nên tiêm vaccine đủ liều?

Sự kiện: Vắc-xin COVID-19

Đã khỏi COVID-19, một số người có thể đạt "miễn dịch tự nhiên", vậy có cần tiêm vaccine? Nghiên cứu cho thấy, tiêm chủng cung cấp một lớp bảo vệ bổ sung hiệu quả chống lại nguy cơ tái nhiễm, đặc biệt là chống lại bệnh nặng và tử vong.

1. Nghiên cứu cung cấp dữ liệu quan trọng về hiệu quả của vaccine ở những người đã khỏi bệnh COVID-19

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet cung cấp dữ liệu quan trọng về hiệu quả của vaccine ở những người đã khỏi COVID-19 và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm đủ liều - đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Vaccine ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm COVID-19, đặc biệt chống lại bệnh nặng và tử vong.

Vaccine ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm COVID-19, đặc biệt chống lại bệnh nặng và tử vong.

Nghiên cứu đầu tiên sử dụng dữ liệu của chính phủ Brazil để kiểm tra tính hiệu quả của 4 loại vaccine do Sinovac, AstraZeneca, Janssen và Pfizer sản xuất, trong việc ngăn ngừa tái nhiễm ở 22.566 người bị nhiễm SARS-CoV-2 đã được xác nhận trước đó.

Nghiên cứu thứ 2 sử dụng dữ liệu từ hơn 2 triệu người trong cơ sở dữ liệu tiêm chủng quốc gia Thụy Điển để kiểm tra mức độ bảo vệ sau nhiễm COVID-19 và liệu tiêm chủng có làm tăng khả năng miễn dịch hay không? Những người được tiêm chủng nhận được vaccine AstraZeneca, Pfizer hoặc Moderna.

Nghiên cứu của Brazil cho thấy cả 4 loại vaccine đều có hiệu quả chống lại các bệnh tái nhiễm có triệu chứng và vaccine cung cấp khả năng bảo vệ bổ sung hiệu quả chống lại nguy cơ tái nhiễm COVID-19, so với chỉ miễn dịch "tự nhiên".

Hai liều vaccine của Sinovac ngăn ngừa được 39,4% trường hợp tái nhiễm.

Hai liều vaccine của AstraZeneca ngăn ngừa được 56%.

Hai liều vaccine Pfizer ngăn chặn được 65%. 

Vaccine đơn liều của Janssen đã ngăn ngừa được 44% trường hợp tái nhiễm.

2. Tiêm đủ liều vaccine mang lại hiệu quả cao hơn

Các loại vaccine thậm chí còn hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa tái nhiễm dẫn đến nhập viện hoặc tử vong và tiêm đủ 2 liều cung cấp sự bảo vệ tốt hơn 1 liều.

Nghiên cứu của Thụy Điển đã làm sáng tỏ thêm về mức độ bảo vệ chống lại sự tái nhiễm sau khi khỏi bệnh COVID-19. Những người được tiêm vaccine có nguy cơ mắc lại COVID-19 thấp hơn 95% và nguy cơ nhập viện thấp hơn 87% nếu họ bị tái nhiễm trong tối đa 20 tháng.

Tiến sĩ Jennifer Juno - Đại học Melbourne, Úc, cho biết: "Việc bảo vệ khỏi sự lây nhiễm trước đó yếu hơn ở những người từ 65 tuổi trở lên, cho thấy việc tiêm phòng có thể đặc biệt quan trọng đối với một số nhóm dân số có nguy cơ cao. Trong đó liều vaccine thứ 3 là chìa khóa để tạo ra các kháng thể trung hòa phản ứng chéo".

Những nghiên cứu này cung cấp dữ liệu quan trọng về hiệu quả của vaccine ở những người đã khỏi bệnh và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm đủ 2 liều - đặc biệt đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Bình luận về kết quả này, Tiến sĩ Pramod Kumar Garg, Viện Khoa học và Công nghệ Sức khỏe Ấn Độ, cho biết: "Nghiên cứu này và các nghiên cứu gần đây khác thách thức khái niệm về khả năng miễn dịch cộng đồng thông qua lây nhiễm tự nhiên đối với SARS- CoV-2 và đề xuất rằng việc tiêm phòng cho những người đã bị nhiễm bệnh trước đó sẽ cung cấp thêm sự bảo vệ, đặc biệt là chống lại bệnh nặng".

Những dữ liệu quan trọng này sẽ giúp hướng dẫn các quyết định chính sách và giảm thiểu sự do dự về vaccine ở những người đã bị nhiễm COVID-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi: Những điều nên và không nên làm

Hiện tại, vấn đề tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm, nhiều người rất nóng lòng muốn con được tiêm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, mọi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Minh (Theo GAVI) ([Tên nguồn])
Vắc-xin COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN