Vì sao bệnh trĩ hay tái phát?

Hầu hết các bệnh nhân đều nghĩ, khi phẫu thuật cắt trĩ, búi trĩ sẽ khỏi, tuy nhiên chỉ sau một thời gian bệnh lại tái phát. Vậy vì sao bệnh trĩ hay tái phát dù đã điều trị, dưới đây là lý giải của các chuyên gia?

Khốn khổ vì trĩ tái phát

Chị Nguyễn Thị Mai, 30 tuổi ở Hà Đông – Hà Nội thường hay bị táo bón và đi ngoài ra máu. Đến viện kiểm tra, bác sỹ bảo chị bị trĩ nhưng mức độ còn nhẹ nên chị chủ quan ngại điều trị. Chỉ đến khi búi trĩ sa xuống nhiều hơn, luôn cảm thấy đau đớn ngay cả khi ăn rồi ngủ chị mới điều trị. Để nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên “bệnh trĩ”, chị nghĩ đi cắt là xong.

Sau khi phẫu thuật, chị đã vô cùng thoải mái và nghĩ rằng mình hoàn toàn không còn nguy cơ mắc bệnh nên ăn uống vô tư. Chị không ngờ rằng chỉ sau 2 năm bệnh trĩ lại quay lại hành hạ chị. Lần này tình trạng bệnh của chị nặng nề hơn khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài, khó thụt vào và chảy máu hậu môn rất nhiều. Mỗi khi vận động búi trĩ viêm sưng phồng cọ sát khiến chị vô cùng đau đớn.

Vì sao bệnh trĩ hay tái phát? - 1

Bệnh trĩ rất dễ tái phát và lần sau thường sẽ nặng hơn. Ảnh minh họa

Anh Vương Văn Trung, 28 tuổi cũng mắc bệnh trĩ do đặc thù công việc là bàn giấy, công việc liên tục 8 tiếng từ sáng đến chiều, ngồi tại chỗ dán mặt vào máy tính và giấy tờ, ít vận động. Anh chia sẻ: “Tôi đã dùng thuốc nhiều lần, thậm chí nhờ bạn bè mua thuốc bên Trung Quốc gửi về rồi thụt vào hậu môn buổi tối mà không khỏi. Cuối cùng tôi đã đến một phòng khám tư để cắt trĩ nhưng chẳng hiểu vì sao mà chỉ sau hơn một năm, bệnh lại tái phát”.

Thực tế có rất nhiều trường hợp sau khi đã phẫu thuật cắt trĩ chỉ một thời gian bệnh lại tái phát. Về điều này, theo PGS. TS Mai Tất Tố - nguyên giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội, bệnh trĩ hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom là một bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch (tĩnh mạch trực tràng – hậu môn). Bệnh có thể xảy ra với cả nam và nữ, ở các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là từ 30 – 60 tuổi.

Bệnh trĩ hay tái phát vì bệnh do hệ tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng bị giãn, suy yếu gây ra, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn đưa đến hình thành búi trĩ. Một khi hệ tĩnh mạch hậu môn trực tràng đã giãn rồi sẽ không hồi phục được như ban đầu. Càng những lần tái lại về sau lại càng căng giãn nhiều thêm khiến bệnh trĩ nặng hơn.

Không ít người cho rằng phẫu thuật xong là sẽ khỏi hẳn nhưng nếu không giữ gìn, ăn uống, sinh hoạt hoàn toàn có thể bị tái phát bệnh trĩ . Bởi phẫu thuật chỉ mang tính chất giải quyết "phần ngọn" là cắt phần búi trĩ thò ra bên ngoài còn hệ tĩnh mạch suy yếu bên trong hoàn toàn không can thiệp được nên chỉ cần yếu tố thuận lợi gây táo bón sẽ dễ tái phát. Điều quan trọng là cải thiện sức đàn hồi, độ bền của tĩnh mạch trực tràng. Bệnh chỉ được chữa khỏi hẳn khi không còn búi trĩ hay các biểu hiện của bệnh như đau, rát, chảy máu hậu môn.

Bệnh ngày càng trẻ hóa

BS cao cấp Hoàng Đình Lân - Nguyên Trưởng khoa Ngoại (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương), Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam cho biết, theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh trĩ tại Mỹ, ở những người từ 50 tuổi trở lên chiếm 70%. Ở Việt Nam độ tuổi 40 trở lên, số người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 60-70%. Điều đáng nói là tỷ lệ người trẻ mắc bệnh trĩ thời gian gần đây ngày càng nhiều, nhất là ở khối văn phòng và những người thường xuyên sử dụng rượu bia.

Hiện nay, người trẻ đang đối mặt với nhiều áp lực cuộc sống như sức ép công việc, sức ép từ xã hội và cuộc sống hàng ngày. Mặt khác, với lối sống tương đối thoải mái nhiều người trẻ quên cả ăn và ngủ để dành thời gian lướt mạng internet, dùng nhiều rượu bia, ăn uống thất thường, việc tập luyện thể dục, thể thao thường hạn chế… Cùng với đó, nhiều loại thực phẩm hiện nay không đảm bảo vệ sinh khiến nhiều người bị viêm đại tràng và dẫn tới bệnh lý trĩ.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi để bệnh trĩ lâu ngày mà không điều trị hoặc không đúng cách có thể xảy ra các biến chứng như xuất huyết, có trường hợp chảy máu rất dài có thể gây sốc hoặc thiếu máu mãn tính. Thứ 2, búi trĩ sa xuống nghẹt lại gây hoại tử. Thứ 3 là có thể gây viêm tắc, thậm chí cục máu đông đó có thể chảy theo hệ thống tuần hoàn gây tình trạng áp xe hậu môn, áp xe gan mật phổi. Ngoài ra, bệnh trĩ điều trị không tốt có thể gây tình trạng viêm quanh hậu môn, áp xe hậu môn gây đau đớn, khó chịu.

Để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát cũng như phòng tránh các biến chứng, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và có chế độ sinh hoạt hợp lý:

- Không ngồi làm việc quá lâu vì sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đồng thời gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch nguy cơ gây trĩ. Ngồi 1 tiếng thì nên đứng dậy đi lại vận động

- Chịu khó vận động, đi cầu thang bộ tại nơi làm việc thay vì đi thang máy. Tập thể dục đều đặn hàng ngày như đi bộ, bơi lội…giúp nhu động ruột hoạt động tốt

- Có chế độ ăn uống thích hợp; uống nhiều nước; ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các chất cay nóng hay các đồ ăn nhanh như mỳ ý, humberger….

- Khi mới mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ như chỉ mới chảy máu, đau rát khi đi vệ sinh, táo bón không nên ngại ngùng mà ngay lập tức nên điều trị. Cần kiên trì điều trị theo đúng lộ trình, tránh để bệnh tái phát sẽ ngày càng nặng hơn.

- Nên hỏi ý kiến bác sỹ về sử dụng các thuốc y học cổ truyền có tác dụng bổ tỳ vị điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh lại điều trị được các triệu chứng như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát…..

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Thuận (Gia Đình & Xã Hội)
Bệnh trĩ và cách điều trị Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN