Uống nước mía theo cách này sẽ bổ thận, thải độc gan cực hiệu quả, đây là 2 thời điểm và 5 nhóm người đại kỵ khi uống nước mía

Sự kiện: Sống khỏe

Nước mía có nhiều công dụng, tuy nhiên không nên uống nước mía vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối vì rất dễ bị lạnh bụng gây đau bụng, tiêu chảy...

Nước mía là một thức uống đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày nắng nóng, nước mía có thể giúp cho chúng ta giải nhiệt, tiếp thêm năng lượng trọng thời gian ngắn và tránh mất nước. Ngoài tác dụng giải nhiệt, mía còn là vị thuốc chữa bệnh...

Trong nước mía có thành phần chủ yếu là đường saccaro, ngoài ra còn chứa nhiều can-xi, crôm, côban, đồng, magiê, mangan, phốtpho, kali và kẽm. Bên cạnh đó, nước mía còn cung cấp sắt và vitamin A, C, B1, B2, B3, B5, B6 cùng với khá nhiều các phytonutrient, chất chống ôxy hóa, protein và chất xơ hòa tan khác cần thiết cho cơ thể.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

5 lý do bạn nên uống nước mía vào mùa hè 

Tốt cho thận, ngăn ngừa viêm đường tiết niệu

Bởi vì nước mía có tác dụng lợi tiểu, nó giúp loại bỏ độc tố và nhiễm trùng khỏi cơ thể. Vì là thực phẩm tự nhiên không có cholesterol, ít natri, không có chất béo bão hòa... Uống nước mía thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, giúp thận khỏe bằng cách giảm viêm, thanh lọc thận cùng nhiều bệnh lý khác.

Tăng cường sức khỏe của gan

Nước mia chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan chống nhiễm trùng và ổn định mức sắc tố mật bilirubin trong gan. Nó cũng bổ sung các protein và chất dinh dưỡng bị mất cần thiết để phục hồi sau khi bị bệnh.

Làm dịu hệ thống tiêu hóa

Kali trong nước mía cân bằng độ pH của dạ dày, hỗ trợ tiết dịch tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước mía cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

Giúp giảm triệu chứng của sốt

Nghiên cứu đã phát hiện nước mía có lợi ích to lớn cho những người đang phải vật lộn với các biến chứng của sốt, như co giật. Nước mía giúp bổ sung lượng đạm bị cạn kiệt.

Làm đẹp da, ngừa mụn

Với các loại a-xít alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) mà nước mía sở hữu chúng mang đến một nguồn dưỡng chất quan trọng giúp duy trì một làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa mụn xuất hiện, giảm mụn sưng tấy, chống lão hóa và dưỡng ẩm cho da.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

4 nhóm người được khuyến cáo không nên uống nước mía

Mặc dù nước mía có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần nhớ rằng đường trong nước mía là tự nhiên, nó thực chất vẫn là đường. Do đó, hãy tiêu thụ đồ uống này một cách khoa học và hợp lý. Không uống nước mía trong các trường hợp sau.

Không uống khi muốn giảm cân

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.

Không uống khi đang dùng thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Không dùng nhiều khi mang thai

Để giảm cảm giác nghén, nhiều bà bầu thường chọn mía làm món ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Không uống khi bị tiểu đường

Trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.

Lưu ý: Bạn chỉ nên uống nước mía với lượng vừa phải, không nên dùng kéo dài. Với người khỏe mạnh chỉ nên dùng 100-200ml nước mía mỗi ngày. 

Nên tránh uống nước mía vào buổi sáng sớm và buổi tối. Thời điểm uống tốt nhất là buổi chiều, khi cơ thể cần tỉnh táo và cần nạp thêm năng lượng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN