Tuyển thủ nhập tịch Malaysia mắc ung thư tinh hoàn, nguyên nhân khiến cánh mày râu dễ mắc căn bệnh này?

Ung thư tinh hoàn là một trong những bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng chủ yếu đến nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi.

Brendan Gan, 34 tuổi là tuyển thủ nhập tịch Malaysia từ Úc. Anh phát hiện bản thân mắc ung thư tinh hoàn vào năm 2021 và đã phải nghỉ thi đấu để phẫu thuật, điều trị căn bệnh này. Khi mới phát hiện ra tình trạng bệnh của mình, cầu thủ Brendan Gan hoàn toàn giữ tâm lý bình tĩnh, sống tích cực và không để căn bệnh quái ác quật ngã ý chí của mình.

Tuyển thủ nhập tịch Malaysia mắc ung thư tinh hoàn, nguyên nhân khiến cánh mày râu dễ mắc căn bệnh này? - 1

Trước khi mắc bệnh hiểm nghèo, trong sự nghiệp của mình, Brendan Gan đã có 2 lần dính chấn thương dây chằng chéo đầu gối vào các năm 2015, 2016 khi khoác áo câu lạc bộ Kelantan, nhưng anh đã hồi phục và trở lại thi đấu đỉnh cao.

Về căn bệnh ung thư tinh hoàn, đây là một trong những bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới từ 15 đến 49 tuổi. Các triệu chứng điển hình là sưng hoặc cục u không đau ở một trong các tinh hoàn, hoặc bất kỳ sự thay đổi nào về hình dạng hoặc kết cấu của tinh hoàn.

Điều quan trọng là người bệnh phải nhận thức được những gì bất thường của cơ thể. Từ đó đến gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán cũng như điều trị phù hợp.

Các loại ung thư tinh hoàn

Các loại ung thư tinh hoàn khác nhau được phân loại theo loại tế bào mà ung thư bắt đầu. Loại ung thư tinh hoàn phổ biến nhất là ung thư tinh hoàn tế bào mầm, chiếm khoảng 95% tổng số các trường hợp mắc ung thư. Tế bào mầm là một loại tế bào mà cơ thể sử dụng để tạo ra tinh trùng.

Có 2 loại ung thư phát triển của ung thư tinh hoàn tế bào mầm, bao gồm:

- Bán tinh hoàn – Bệnh này đã phổ biến hơn trong 20 năm gần đây và hiện chiếm 40 đến 45% các trường hợp ung thư tinh hoàn

- Không phải bán tinh hoàn - chiếm phần lớn hơn và đi kèm ung thư biểu mô phôi, ung thư màng đệm và u túi noãn hoàng

Cả hai loại đều có xu hướng được điều trị khỏi với hóa trị liệu .

Các loại ung thư tinh hoàn ít phổ biến hơn bao gồm:

- Các khối u tế bào Leydig - chiếm khoảng 1 đến 3% các trường hợp

- Các khối u tế bào Sertoli - chiếm ít hơn 1% các trường hợp.

Tuyển thủ nhập tịch Malaysia mắc ung thư tinh hoàn, nguyên nhân khiến cánh mày râu dễ mắc căn bệnh này? - 2

Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân chính xác của ung thư tinh hoàn vẫn chưa được phát hiện, nhưng một số yếu tố đã được xác định làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở nam giới.

Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn là yếu tố nguy cơ đáng kể nhất đối với ung thư tinh hoàn. Khoảng 3-5% trẻ em trai được sinh ra với tinh hoàn bên trong bụng. Chúng thường đi xuống bìu trong năm đầu tiên của cuộc đời, nhưng ở một số bé trai, tinh hoàn không di chuyển xuống.

Nếu tinh hoàn không hạ xuống tự nhiên, có thể tiến hành một cuộc phẫu thuật được gọi là  lanopexy để di chuyển tinh hoàn vào đúng vị trí bên trong bìu.

Việc tinh hoàn không di chuyển xuống bìu khi còn nhỏ khiến đứa trẻ này có nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn cao hơn so với những trẻ có tinh hoàn di chuyển xuống bình thường.

Tuyển thủ nhập tịch Malaysia mắc ung thư tinh hoàn, nguyên nhân khiến cánh mày râu dễ mắc căn bệnh này? - 3

Lịch sử gia đình

Có một người thân có tiền sử ung thư tinh hoàn cũng khiến bản thân dễ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Ví dụ, nếu bố bạn bị ung thư tinh hoàn, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 4 lần so với người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Nếu anh trai bạn bị ung thư tinh hoàn, bạn có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 8 lần.

Đã từng mắc ung thư tinh hoàn trước đây

Những người đàn ông đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn trước đây có nguy cơ mắc bệnh này ở tinh hoàn còn lại cao hơn từ 12 đến 18 lần.

Vì lý do này, nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn, điều rất quan trọng là bạn phải theo dõi chặt chẽ phần tinh hoàn còn lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới Van Basten phải nghỉ huấn luyện vì bị bệnh tim đập nhanh

Cựu cầu thủ xuất sắc nhất thế giới Marco Van Basten đã phải nghỉ việc huấn luyện đội bóng Hà Lan Ajax Amsterdam vì bệnh tim.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hà Thương (Theo NHS) ([Tên nguồn])
Bệnh của người nổi tiếng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN