Trung Quốc: Tìm ra "con đường" chưa từng biết giữa mắt và ruột người

Sự kiện: Sống khỏe

Các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được một trục ruột - mắt chưa từng biết trong cơ thể người, nơi một nhóm tế bào miễn dịch di chuyển kỳ lạ và giúp giải thích nguyên nhân của một căn bệnh khó trị.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Science Translational Medicine chỉ ra một nhóm tế bào miễn dịch từ ruột có khả năng di chuyển và xâm nhập đến tận võng mạc, là vùng mô nhạy cảm phía sau mắt.

Sự hiện diện của tế bào miễn dịch từ ruột di chuyển bất thường lên mắt được phát hiện là nguyên nhân gây mù lòa vĩnh viễn ở bệnh nhân tăng nhãn áp - Ảnh: FG Trade/LIVE SCIENCE

Sự hiện diện của tế bào miễn dịch từ ruột di chuyển bất thường lên mắt được phát hiện là nguyên nhân gây mù lòa vĩnh viễn ở bệnh nhân tăng nhãn áp - Ảnh: FG Trade/LIVE SCIENCE

Đó là những tế bào T hỗ trợ mang protein beta-7, thường không có khả năng đi qua dây thần kinh thị giác để vào mắt, nhưng có điều gì đó ở giai đoạn đầu của bệnh tăng nhãn áp (glaucoma) có thể mở ra một con đường kỳ lạ để chúng tấn công võng mạc.

Bản chất chúng là tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật, nhưng khi chui lên tận võng mạc, chúng trở thành kẻ phá hoại, khiến võng mạc bị tổn thương.

Điều này cũng giải thích cho vấn đề mà các bác sĩ nhãn khoa "đau đầu" trong thời gian dài. Đó là tình trạng một số bệnh nhân tăng nhãn áp dù đã được điều trị vẫn không hồi phục được thị lực.

Cũng nhờ phát hiện về "trục ruột - mắt" này, nhóm khoa học gia Trung Quốc cũng tìm được cách để giúp những bệnh nhân đặc biệt này.

"Qua nghiên cứu, chúng tôi quan sát thấy việc "đào tạo ruột" có khả năng dẫn đến việc tái lập trình cơ bản các tế bào T trong máu ngoại vi của chuột mắt bệnh tăng nhãn áp" - đồng Trưởng Nhóm nghiên cứu Fang Lu từ Học viện Khoa học Y tế Tứ Xuyên và Bệnh viện Nhân dân Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho biết.

Những thứ mở đường cho dạng tế bào phá hoại này xâm nhập vào võng mạc vẫn còn chưa lộ diện đầy đủ, nhưng các nhà khoa học đã tìm ra một loại protein mà các tế bào T tiếp xúc với ruột có thể kiên kết để tạo nên khả năng chạy vào mắt

Khi ngăn chặn tương tác giữa protein này với tế bào T thông qua can thiệp lên ruột, tổn thương võng mạc trong bệnh tăng nhãn áp ít hơn đáng kể.

Một loại thuốc điều trị bệnh viêm ruột mang tên Vedolizumab đóng vai trò chính trong sự can thiệp này, đã tỏ ra thành công khi thí nghiệm trên chuột bị tăng nhãn áp.

Theo Live Science, công việc tiếp theo mà nhóm nghiên cứu dự định thúc đẩy là tìm hiểu sâu hơn về môi trường ruột trong việc điều chỉnh các tế bào T, cũng như mở rộng sang nghiên cứu lâm sàng (trên người) nhằm tìm kiếm một phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ: Thử nghiệm thành công ”thần dược” tiêu diệt 70 loại ung thư

Các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện City of Hope (Los Angeles - Mỹ) tin tưởng rằng loại thuốc mới mà họ phát triển có thể tiêu diệt tất cả các khối u rắn trong bệnh ung thư.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN