Trẻ bụ bẫm càng có nguy cơ còi xương

Còi xương là bệnh khiến nhiều bậc phụ huynh mất ăn, mất ngủ. Trẻ ăn nhiều, ăn ngon và tăng cân tốt chứng tỏ trẻ khỏe mạnh, không bị còi xương là suy nghĩ của nhiều ông bố bà mẹ. Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn khác.

Trẻ bụ bẫm vẫn còi xương

Nhìn bề ngoài trẻ càng bụ bẫm, ăn ngủ tốt chứng tỏ trẻ đang khỏe mạnh là suy nghĩ của không ít bậc phụ huynh. Với suy nghĩ này, nhiều ông bố bà mẹ tích cực “nhồi” cho trẻ những món ăn ngon mà không cần quan tâm món ăn đó có đầy đủ các dưỡng chất để phát triển cả về thể lực và trí tuệ hay chưa.

Bé Hùng nhà chị Thảo (Trần Phú, Hà Đông) có cân nặng đáng ngưỡng mộ từ khi ra đời. Bé rất ngoan, ăn ngủ tốt lại được mẹ và bà nội chăm sóc cẩn thận nên tăng cân đều đều. Gần đây, Chị Thảo thấy bé ngủ không yên giấc, khi ngủ ra rất nhiều mồ hôi, tóc sau gáy rụng thành một vòng tròn.

Trẻ bụ bẫm càng có nguy cơ còi xương - 1

Chị đọc báo, biết những biểu hiện này cũng gặp trong bệnh còi xương nên muốn đưa con đi khám dinh dưỡng. Nhưng mẹ chồng chị gạt phắt ngay ý định đó và nhìn con dâu như một đứa dở hơi: "Đang yên đang lành lại mang con đi khám dinh dưỡng làm gì? Thử nhìn xem ở trong cái ngõ này có ai bụ bẫm như cháu tôi không mà chị bảo nó còi xương chứ?". Thương con nhưng chị đành im lặng bởi chị biết nếu cãi lại lời mẹ chồng chắc chắn gia đình sẽ có chuyện.

Không riêng gì gia đình chị Thảo mà rất nhiều gia đình khác đang nhầm giữa hai khái niệm còi xương và còi thịt ở trẻ. Theo các chuyên gia y tế, quá bụ bẫm thậm chí là một yếu tố nguy cơ gây còi xương bởi ở những trẻ này, nhu cầu về Canxi, phốt-pho cao hơn trẻ bình thường nên nếu bố mẹ không lưu ý sẽ dẫn đến tình trạng thiếu Canxi và dẫn đến còi xương... Còi xương có thể gặp ở bất cứ trẻ nào, kể cả những bé có thân hình bụ bẫm.

Mẹo hay giúp bé “trị” còi xương

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày ngày quyết định rất lớn đến tình trạng sức khỏe của bé. Chính vì vậy, thay bằng việc bắt trẻ ăn nhiều các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn với lượng vừa đủ nhưng chú ý bổ sung thực phẩm đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là sản phẩm giàu Canxi để ngăn ngừa tình trạng còi xương ở trẻ. Thực phẩm giàu Canxi có thể kể tới như sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, cua, tôm...

Hằng ngày, các mẹ nên cho trẻ cho trẻ tắm nắng hàng ngày: để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ) để hấp thụ Vitamin D3 – giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi giúp trẻ cứng cáp, chống lại còi xương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Nga (Tiền Phong)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN