Thấy dấu hiệu nuốt hơi vướng, ho đờm 1 tháng, người đàn ông không ngờ mắc ung thư

Sự kiện: Ung thư

Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn U. 52 tuổi quê tại tỉnh Hưng Yên, ban đầu khi đến khám tại Bệnh viện K chỉ với biểu hiện nuốt nghẹn, hơi vướng ở cổ, ho đờm cách đây hơn 1 tháng.

Các bác sỹ khoa Ngoại tai mũi họng và khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K vừa thực hiện ca phẫu thuật hy hữu ghép nối ruột tái tạo đường ăn cho người bệnh ung thư thanh quản hạ họng cho nam bệnh Nguyễn Văn U. 52 tuổi quê tại tỉnh Hưng Yên.

Ban đầu khi đến khám tại Bệnh viện K chỉ với biểu hiện nuốt nghẹn, hơi vướng ở cổ, ho đờm cách đây hơn 1 tháng nhưng uống thuốc mãi không đỡ. Sau khi khám và thực hiện các chỉ định xét nghiệm, kết quả chẩn đoán u ác ở hạ họng thanh quản như tin “sét đánh ngang tai” với anh U.

Bệnh nhân phát hiện ung thư sau khi thấy nuốt vướng. 

Bệnh nhân phát hiện ung thư sau khi thấy nuốt vướng. 

Giống như tâm lý chung của rất nhiều người bệnh, anh U.suy sụp tinh thần và hoang mang với bao câu hỏi, liệu có khỏi bệnh không, có thể nói được không, có ăn uống sinh hoạt được trở lại không ...?

ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Hùng, Trưởng khoa Ngoại tai mũi họng, Bệnh viện K cho biết, bệnh nhân có u lớn vùng thanh quản hạ họng, kích thước u 4x6cm, lan qua miệng thực quản, xâm lấn đoạn 2cm đầu trên thực quản – cổ, chẩn đoán u thành sau hạ họng, giải phẫu bệnh ung thư tế bào vẩy (SCC), giai đoạn 4.

TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên ca phẫu thuật như vậy được thực hiện tại Bệnh viện K. Đây là một ca phẫu thuật rất phức tạp, khi cắt 1 phần thực quản, hạ họng dài, triệt để như vậy cần có cơ quan thay thế thì bệnh nhân mới có thể ăn uống bình thường được. Đây là kỹ thuật khó, thường phải thực hiện ở cơ sở y tế, Trung tâm chuyên ngành lớn mới đảm bảo về chuyên môn, kết hợp chuyên khoa tai mũi họng, đầu mặt cổ và chuyên khoa tiêu hóa trong lĩnh vực ung thư chuyên sâu.”

Cuối cùng, 3 ekip phẫu thuật với hành chục bác sỹ quyết định phẫu thuật loại bỏ tổn thương, nuôi sống đoạn ruột non, ghép nối lên hạ họng, thanh quản để người bệnh có thể ăn uống trở lại.

Theo các bác sĩ, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong điều trị ung thư đó là chẩn đoán đúng bệnh và giai đoạn, bệnh nhân này ở giai đoạn phù hợp, đảm bảo thực hiện cả triệt căn và ghép ruột non tự thân.

“Chúng tôi đã quyết định lấy 1 đoạn ruột non, được tưới máu bởi các nhánh động mạch cũng như tuần hoàn máu trở về của nhánh tĩnh mạch xuất phát từ động mạch cảnh để nuôi sống đoạn ruột non này. Đoạn ruột non này được nối vào 2 đầu của hạ họng, thành quản đã được cắt đi trong quá trình phẫu thuật xử lý ung thư, tái tạo lại thành đường liền trong ống tiêu hóa giúp việc ăn uống được bình thường. Nếu không thực hiện được kỹ thuật này, bệnh nhân sẽ không ăn uống được, không đảm bảo đường thở, để lại phần khuyết hổng ở toàn bộ vùng cổ và chất lượng sống gần như không thể kéo dài”, TS.BS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

”Sát thủ” gây ung thư thực quản, nhiều người Việt nghiện không sót ”món” nào

Rượu, thuốc lá, đồ ăn chua, mặn... là những "sát thủ" gây ung thư thực quản. Thế nhưng với nhiều người Việt,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN