Sở Y tế TP.HCM đề nghị các bệnh viện không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ, từ chối cấp cứu

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám cấp cứu 24/7, khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu.

Ngày 5/8, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh đã có văn bản khẩn gửi các bệnh viện, cơ sở cách ly tập trung và Trung cấp Cấp cứu 115.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị luôn sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám cấp cứu 24/7, khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu.

Sở Y tế TP.HCM đề nghị các bệnh viện không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ, từ chối cấp cứu - 1

Các cơ sở y tế phải đảm bảo trực 24/7, luôn mở cổng bệnh viện để sẵn sàng tiếp nhận khi người dân tự đến khám hoặc cấp cứu, đặc biệt vào ban đêm. Đặc biệt, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh tuyệt đối không vì thủ tục hành chính mà làm chậm trễ việc cấp cứu người bệnh.

Tùy tình trạng người bệnh, các cơ sở y tế quyết định tiếp tục điều trị hay cần chuyển tuyến và không được yêu cầu bệnh nhân phải có xét nghiệm test nhanh hoặc rRT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 mới tiếp nhận.

Ngoài ra, các bệnh viện, cơ sở y tế, khu cách ly tập trung cần chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu, đảm bảo không để người bệnh diễn biến nặng hơn do phải chờ đợi lâu.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai nội dung trên đến toàn thể nhân viên để thực hiện, hướng đến mục tiêu giảm thấp tỷ lệ tử vong. Đồng thời, không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Bổ sung thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19

Số thuốc Remdesivir điều trị COVID-19 đầu tiên về Việt Nam sẽ được phân bổ cho TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành phố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN